Tìm đường tích hợp với triết học Mác - Lênin

Triết học tư sản hiện nay không những muốn tích hợp với nhau mà còn muốn làm điều đó ngay với triết học mácxít. Triết học tư sản thuộc các thế kỷ trước thường công nhiên nhận mình là duy tâm, duy linh. Nhưng từ đầu thế kỷ, nhiều nhà triết học duy tâm lại nhận là trung lập về thế giới quan, là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Triết học tư sản hiện nay không những muốn tích hợp với nhau mà còn muốn làm điều đó ngay với triết học mácxít.

Triết học tư sản thuộc các thế kỷ trước thường công nhiên nhận mình là duy tâm, duy linh. Nhưng từ đầu thế kỷ, nhiều nhà triết học duy tâm lại nhận là trung lập về thế giới quan, là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Ngày nay, ngưòi ta đang chứng kiến một hiện tượng mới và lý thú: nhiều nhà triết học tư sản lại muốn tránh né sự phê phán trực tiếp chủ nghĩa duy vật, hơn nữa lại còn muốn "đứng dưới cờ" của chủ nghĩa duy vật. Những quan niệm triết học đó, về thực chất, vẫn là duy tâm, nhưng những tác giả của chúng lại cố nhấn vào khía cạnh duy vật của chúng và còn toan tính trình bày chúng như là những biểu hiện chân chính nhất của sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trong giai đoạn hiện đại.

Nhà triết học hiện sinh J.P.Satrơ là một trong những người phê phán gay gắt chủ nghĩa duy vật là “một huyền thoại triết học". Nhưng sau hơn một thập kỷ, trong cuốn "Phê phán lý trí biện chứng", ông tuyến bố ủng hộ chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi ông viết rằng: "Với con người và với mọi khách thể thì tất cả đều diễn ra trong hiện hữu vật chất của chúng và thông qua tính vật chất của hiện hữu", về vấn để con người, J.P.Satrơ viết: "Con người chỉ là một hoàn cảnh... hoàn toàn chịu điều kiện của giai cấp, lương bổng, công việc, ngay cả đến tình cảm và tư tưởng của mình nữa" G.Basơla (1884- 1962), nhà "Triết học của khoa học" ở Pháp, trong nhiều năm, đã liệt những luận điểm duy vật vào những quan niệm ấu tri, tiền khoa học. Nhưng năm 1953, ông lại cho ra đời một tác phẩm mang tên "Chủ nghĩa duy vật duy lý".

Hiện tượng "gia nhập" chủ nghĩa duy vật trên đáng được quan tâm, bởi vì những qụan niệm được nêu ra đó không phải phản ánh sự chuyển biến thực sự của các nhà triết học tư sản sang lập trường của chủ nghĩa duy vật. Quá trình đó nhằm thực hiện những toan tính lấp đầy khái niệm "vật chất” và "chủ nghĩa duy vật" về cơ bản bằng nhiều nội dung duy tâm khác.

Cùng với việc "gia nhập" chủ nghĩa duy vật, nhiều nhà triết học tư sản lại còn tìm cách tới gần cả phép biện chứng. Mấy chục năm về trước, thuật ngữ "phép biện chứng" được các nhà triết học tư sản sử dụng theo một nghĩa hoàn toàn tiêu cực và thường được đánh giá ngang với thuật ngữ "phép ngụy biện". Ngày nay, nhiều nhà triết học tư sản (có lẽ trừ các nhà cấu trúc chủ nghĩa) gọi quan niệm của mình là biện chứng và tỏ ra dường như có một quan điểm sâu sắc về phép biện chứng.

Các nhà theo chủ nghĩa hiện sinh từ Haiđécghe trong Bản thể và thời gian đến Gi.P.Satrơ trong Bản thể về hư vô đều đối lập phép

 

biện chứng với phương pháp hiện tượng học. Nhưng cuối những năm 50, tình hình bắt đầu thay đổi khi Gi.P.Satrơ bắt tay vào viết cuốn Phê phán lý trí biện chứng, trong đó ông cho rằng, bản thể của loài ngưòi hoàn toàn có tính chất biện chứng: đó là quá trình tác động qua lại và được biến đổi giữa con người và những đồ vật của thế giới bao quanh, sự khám phá chủ yếu của kinh nghiệm biện chứng, theo Gi.P.Satrơ, là ở chỗ con người bị trung gian hóa bởi đồ vật trong chừng mực đồ vật bị trung gian hóa bởi con người. Bên cạnh việc giải thích thực tịễn một cách trừu tượng, Satrớ cũng tìm cách đưa nhân tố phát triển có tính lịch sử - xã hội vào đặc trưng thuộc bản thể của loài người, tuy nó cũng được trình bày dưới hình thức trừu tượng: đó là sự chuyển biến từ "cá nhân" sang "bầy nhóm". Trong Phê phán lý trí biện chứng (cũng như trong Bản thể và hư vô), Satrơ trình bày một quan niệm hiện sinh chủ nghĩa về con người, trong đó con người không tránh khỏi những quan hệ đối kháng, về thực chất là biện chứng với "tha nhân". Tóm lại nhiều vấn đề do Satrơ đề ra không mang tính biện chứng, tuy nhà triết học Pháp chưa đạt tới một phương pháp biện chứng thực sự.

Basơla cũng đặt ra một cách sắc sảo sự cần thiết phải nghiên cứu phép biện chứng. Ông đề ra tính tương đối của chân lý khoa học, sự cạnh tranh của những giả thuyết, những lý thuyết, những mâu thuẫn cùng đồng thời tồn tại bên nhau. Basơla tin rằng, những suy tư triết học của mình đã bao hàm "phép biện chứng khoa học" chân chính, và nếu so sánh với nó, thì phép biện chứng của Hêghen cũng nhự của Mác đệu là "ấu trĩ", tiền khoa học" cả. Nhưng chính Basơla còn xa mới đạt được phép biện chứng của chần lý tuyệt đối và tương đối, chân lý khách quan. Sự tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý khoa học đã dẫn ông tới chủ nghĩa tương đối cao độ. Basơla đã không làm được nhiệm vụ tổng hợp một cách biện chứng những hệ thống lý luận khác nhau có hiệu quả về khoa học của Basơla.

Nhích gần lại chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, triết học tư sản đã muốn, dù dưới cái vẻ bên ngoài, có một sự thay đổi nào đó trong quan hệ với chủ nghĩa Mác.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, trong không khí cuộc "chiến tranh lạnh", các trường phái triết học tư sản tấn công gay gắt vào chủ nghĩa Mác. Nhưng sang thập kỷ sau, tình hình có những thay đổi đáng chú ý. Trong các nước phương Tây, từ chỗ người ta thường nhìn chủ nghĩa Mác như là một học thuyết kinh tế và chính trị - xã hội, người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn ở mặt triết học. Có nhiều nguyên nhân tạo ra tình huống đó. Trên bình diện lý luận, sự quan tâm đó được kích thích bởi việc nghiên cứu tác phẩm Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 của Mác được xuất bản lần dầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ. Còn về mặt thực tiễn xã hội, sự quan tâm đó được gây nên bởi vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa phátxít, bỏi việc xây dựng và củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc của chủ nghĩa tư bản, bởi sự phát triển của qùá trình cách mạng thế giới, có nghĩa là bởi phép biện chứng của sự phát triển xã hội mà quan niệm khoa học về nó là do chủ nghĩa Mác đưa lại, và chủ nghĩa Mác từ đó đã nổi bật lên như lý luận cải tạo cách mạng thế giới.

Nói về chù nghĩa Mác, các nhà triết học tư sản đã thay đổi giọng. Những lời kêu gào "khắc phục” chủ nghĩa bắt đầu dịu dần. Satrơ là một trong những người đề xướng tích cực nhất của xu hướng này. Có lúc ông đã nói ràng, chủ nghĩa Mác là "triết học của thời đại, chúng ta không thể bị vượt qua. Dù tư tưởng của chúng ta ra sao, nó cũng chỉ có thể phát triển trên mảnh đất đó của chủ nghĩa Mác, nó phải nằm trong giới hạn nhất định với nó hoặc bị tan biến trong khủng hoảng và thoái hóa".

Trong những năm 60, Bôsenski đã nói một cách to tát rằng, không có triết học nào lại gần gũi triết học của chủ nghĩa Tômát mới bằng triết học mácxít, người công giáo không những phải nắm vững triết học đó mà trong một chừng mực nào đó, còn phải là người mácxít. Các người kế tục K.Pốppơ đã đọc những tác phẩm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không hẳn là để bài bác công kích, mà để rút ra những kết luận cần thiết cho mình: trong những tác phẩm của Lacatốt, người ta dễ dàng thấy được ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn Phâyraben đã trực tiếp và nhiêu lần trích dẫn các tác phẩm mácxít kinh điển để cổ vũ cho phương pháp luận khoa học của ông.

Thực chất của việc thừa nhận triết học Mác ở đây là gì ?

Ngoài một số khía cạnh riêng biệt, triết học tư sản hiện đại không thể không "đồng ý" với triết học mácxít. Nhưng nói chung, sự chấp nhận đó có giởi hạn, bởi vì những luận để cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng (phép biện chứng của tự nhiên, lý luận phản ánh) và nhất là chủ nghĩa duy vật lịch sử, về căn bản, bị gạt bỏ nhưng không ở dưới dạng phủ định thẳng thừng, thô bạo, mà dưới hình thức "khó chịu" đối với chủ nghĩa "giáo điều", "Xôviết", "phương Đông". Bản chất duy vật biện chứng của triết học Mác đả hoàn toàn “không phù hợp với cái mà các nhà triết học tư sản gọi là "chủ nghĩa Mác của Mác". Thực ra, khái niệm vừa nói trong sự nhào nặn của triết học tư sản chỉ còn nội dung nhân học duy tâm chủ nghĩa.

Nếu xem xét từ quan điểm của những mưu toan nhằm "sửa chữa" chủ nghĩa Mác để tích hợp nó với triết học tư sản thì hiện tượng đáng chú ý nhất trong những năm 60 là trường phái Phranphuốc (Frankfurt).

Những người thuộc trường phái Phranphua có một thế giới quan hỗn hợp. Họ tự coi mình là người mácxít, thường hay trích dẫn các tác phẩm của Mác. Họ thường lý giải các tác phẩm đó theo tinh thần "chủ nghĩa Mác phương Tây” (đặc biệt, những tác phẩm của Lukasơ (Lukacs) và Kôrơ (Kora) trong những năm 20) mà nét nổi bật của nó là phủ nhận chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý duy vật của Mác trong những học thuyết về xã hội.

Chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Hêghen mới cũng ảnh hưởng lớn tới những người Phranphua. Trong những năm 30, Mácquyse (Marcuse) đã mưu toan kết hợp chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Hêghen trên cơ sở cách lý giải hiện sinh chủ nghĩa tác phẩm Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 của Mác.

Những ngưòi Phrànphuôc còn là những người đề xướng sự tổng hợp chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Phrớt và phân tâm học. Đó là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự phổ biến rộng rãi những tư tưởng của trưòng phái Phranphua ở Mỹ.

Mâu thuẫn của "lý thuyết phê phán" của những người Phranphua với chủ nghĩa Mác bộc lộ rõ rệt ở con đường khắc phục những đối kháng cơ bản mà nó nêu lên. Trong Biện chứng của giáo dục, Hoóckhaymơ và Ađoócnô đã trình bày nguồn gốc của những đối kháng xã hội và sự tha hóa của con người trong thế giới hiện đại không phải là những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà là tính duy lý của khoa học, kỹ thuật: tính duy lý đó như là công cụ của "ý chí vươn tới quyền lực" vốn có của con người.

Do bị chi phối bởi thực trạng ổn định tương đối của các nước tư bản phát triển trong những năm 50 - 60, những năm Phranphuốc nhìn giai cấp công nhân như lực lượng xã hội đã nhập vào hệ thống tư bản chủ nghĩa, do đó, mất hết tính cách mạng. Tiêu chuẩn để xem xét cơ sở phát triển của một xã hội không phải ở sự tiến hóa của quan hệ xã hội mà ở sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Vì vậy, họ đã xóa đi sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Theo đuổi một lý tưởng xã hội có thể gọi là vô định hình, những người Phranphua đã đối lập một cách có ý thức với chủ nghĩa xã hội khoa học. Mácquyse tuyên bố rằng, phải từ Mác để quay về với chủ nghĩa kiểu Phuriê. Họ nhìn xã hội tương lai qua lăng kính của chủ nghĩa vô chính phủ.

Trường phái Phranphuôc không chỉ hấp dẫn chủ nghĩa cấp tiến tả, mà cả những lực lượng xã hội công khai hữu, cực bảo thủ, từ những người đại biểu cho chủ nghĩa hiện sinh công giáo Giatspe, Mácxen đến những "nhà triết học mới" ở Pháp.

Ngày nay, sau những biến đổi to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, người ta nói rằng, đó là sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng, cùng với thời gian người ta chỉ có thể nhìn nhận đó là sự thất bại của chủ nghĩa giáo điều về chủ nghĩa Mác. Di sản triết học của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác sẽ không bao giờ phá sản. Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa đã có lịch sử lâu dài sẽ không bao giờ chết. Loài người vẫn muốn có một "Mác hiện đại", muốn từ Mác để tiến xa hơn.

Trong mấy thập kỷ vừa qua, nhiều trào lưu triết học đã tích hợp với nhau, kể cả với triết học Mác. Điều đó nói lên rằng, trong quá trình phát triển xã hội loài người, không chỉ có "liên minh thần thánh" trong cuộc "chiến tranh lạnh" nhằm tiêu diệt nhau mà còn có sự xuất hiện những giá trị phân loại phổ quát trong một nền văn minh mà các dân tộc trên hành tinh tùy thuộc vào nhau để cùng tồn tại trong hòa bình và phát triển.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Quá trình tích hợp của triết học tư sản hiện đại

    Sự chia mảnh của triết học tư sản là một phương thức tồn tại của nó. Từ sự phân rẽ đó, người ta chứng kiến một sự phê phán lẫn nhau nhiều khi khá gay gắt. Đương nhiên, những mâu thuẫn bài trừ lẫn nhau giữa các trào lưu triết học tư sản đó không phải là những mâu thuẫn thuộc bản chất.

  • Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý

    Cuộc khủng hoảng trong triết học tư sản mang hình thức xung đột giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý. Chủ nghĩa duy lý triết học cũng như bản thân triết học đã có nguồn gốc từ thời cổ đại (Arixtốt, Đêmôcrít).

  • Chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa tương đối tuyệt đối

    Các nhà triết học tư sản hiện đại coi chủ nghĩa nhất nguyên là lỗi thời, là chỉ phù hợp với khoa học của thế kỷ XIX, còn chủ nghĩa đa nguyên là thành tựu tư tưởng của thế kỷ XX.

  • Sự tiêu tan của hệ thống lớn và sự phân mảnh của chủ đề

    Như đã trình bày ở trên, toàn bộ nền triết học phương Tây hiện đại nổi lên những đặc điểm sau đây: Trong thời kỳ đi lên của chủ nghĩa tư bản, những người đại diện về tư tưởng triết học với niềm tin ở vai trò lịch sử của mình đã xây dựng được một thế giới quan thống nhất nhằm phá bỏ chế độ phong kiến đã lỗi thời, tạo lập một thế giới mới

close