Quá trình tích hợp của triết học tư sản hiện đại

Sự chia mảnh của triết học tư sản là một phương thức tồn tại của nó. Từ sự phân rẽ đó, người ta chứng kiến một sự phê phán lẫn nhau nhiều khi khá gay gắt. Đương nhiên, những mâu thuẫn bài trừ lẫn nhau giữa các trào lưu triết học tư sản đó không phải là những mâu thuẫn thuộc bản chất.

Sự chia mảnh của triết học tư sản là một phương thức tồn tại của nó. Từ sự phân rẽ đó, người ta chứng kiến một sự phê phán lẫn nhau nhiều khi khá gay gắt. Đương nhiên, những mâu thuẫn bài trừ lẫn nhau giữa các trào lưu triết học tư sản đó không phải là những mâu thuẫn thuộc bản chất.

Trong những năm 40 - 60, các thành viên của "cỗ xe tam mã lớn" của triết học tư sản có thể nói là ở trong tình trạng chiến tranh với nhau.

Trước hết, chủ nghĩa hiện sinh tấn công kịch liệt chủ nghĩa thực chứng thường tự nhận là lý luận của nhận thức khoa học.

Chủ nghĩa hiện sinh tỏ ra hết sức tiêu cực đối với tư tưởng chính thống Cơ đốc giáo, đối với xu hướng muốn xây dựng một hệ thống triết học tổng hợp và muốn khẳng định khả năng của trí tuệ trong việc nhận thức bản chất tồn tại.

Về phía mình, những người theo chủ nghĩa Tômát mới đã phê phán chủ nghĩa hiện sinh là một thứ triết học hẹp hòi, không nghiêm túc. Còn Cácnáp, đại biểu của chủ nghĩa thực chứng mới đã vạch ra sai lầm về mặt lôgíc trong triết học của Haiđécghe. Những người theo chủ nghĩa thực chứng lôgíc đã liệt những quan điểm triết học trong đó có chủ nghĩa Tômát mối vào loạt những phát biểu không khoa học và coi nguyên tắc của chủ nghĩa Tômát mới về sự hài hòa giữa tín ngưỡng và trí tuệ là không có căn cứ.

Những người theo chủ nghĩa Tômát mới đã trả đũa sự tấn công của hai trào lưu triết học kia. Họ đã phê phán cực kỳ gay gắt chủ nghĩa hiện sinh khi chủ nghĩa hiện sinh khẳng định tính có trước của hiện hữu đối với bản chất và việc đứng ở lập trường phi lý. Những người theo chủ nghĩa Tômát mối đã bác bỏ chủ nghĩa thực chứng mới về tham vọng muốn làm cơ sở cho "triết học của khoa học", và hơn nữa một mặt, đối lập chủ nghĩa thực chứng mới với "vật lý học", và mặt khác, với triết học về thống nhất.

Cuộc khủng hoảng của những trào lưu triết học tư sản càng phát triển thì tính xâm kích của chúng đối với nhau cũng bắt đầu dịu dần và giảm hẳn đi để nhường chỗ cho sự nhích lại gần nhau. Mặc dù chúng mâu thuẫn nhau nhưng lại có những quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Đến cuối giai đoạn lịch sử đã nêu ở trên thì rõ ràng cuộc luận chiến trong "cỗ xe tam mã lớn” đã không tập trung vào sự tồn tại của thành viên này hay thành viên khác nữa, mà tập trung vào tham vọng bành trướng riêng của từng trào lưu.

Trong tình hình đó, mâu thuẫn giữa các trào lưu triết học đã nói giảm đi rõ ràng và mở đầu cho một quá trình tích hợp của triết học tư sản hiện đại. Mỗi trào lưu sẽ lo tìm đồng minh để làm chỗ dựa thêm cho mình. Xu hướng tích hợp đó được tăng cường thể hiện ở sự biến đổi trong mỗi trào lưu với một loạt hệ phái nhích lại gần nhau. Sau đây là một số hệ phái đã thực hiện sự tích hợp đó.

Cương quyết bác bỏ cách giải thích tác phẩm Bản thể và thời gian như là một tác phẩm vô thần, trong những bằng chứng thể hiện xu hướng tăng lên của ý nghĩa tôn giáo cho khái niệm "bản thể". Các nhà thần học đã rất khoái chí cho rằng sự tích hợp triết học đó của Haiđécghe và coi "triết học ngôn ngữ" của ông như là một học thuyết tôn giáo.

Các nhà triết học ngôn ngữ đã san bằng những bất đồng giữa "triết học phân tích" (hoàn toàn thuộc chủ nghĩa thực chứng) với chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Tômát mởi. Những nguyên tắc của triết học ngôn ngữ đã được sử dụng để lập luận về tính hợp lý của những quan niệm đạo đức của chủ nghĩa hiện sinh và của cả giáo lý tôn giáo. Cái trước được gọi là "ngôn ngữ của đạo đức”, cái sau được gọi là "ngôn ngữ của tôn giáo".

Những người theo chủ nghĩa Tômát mới không thành lập một chi phái đặc biệt gắn với các trào lưu triết học tư sản nào, mà xướng lên cái gọi là ”phong trào Oecuménique”. Thuật ngữ đó chỉ xu hướng thống nhất các giáo hội khác nhau, đồng thời để chỉ quá trình tích hợp hiện đại trong triết học tư sản, bởi vì tư tưởng tôn giáo là nội dung cốt lõi của nó. Các trào lưu tư tưỏng triết học tư sản chính đã được tích hợp một cách chiết trung dưới sự bảo trợ của niềm tin tôn giáo.

Khi nói tới quá trình tích hợp của triết học tư sản hiện đại, người ta không thể quên không nhắc tới hiện tượng học.

Ngày nay, những người theo chủ nghĩa Tômát mới đang xô vào nghiên cứu hiện tượng học, và coi hiện tượng học là một thành phần cần thiết của một tổng hợp học mới. Như ta đã thấy, hiện tượng học hiện đại rất gần gũi với "triết học - ngôn- ngữ học" trong chủ nghĩa thực chứng mới và với "triết học ngôn ngữ” của Haiđécghe.

Những quá trình tích hợp trên có quan hệ với một trào lưu triết học tư sản nữa: chú giải học.

Một nhà chú giải học nổi tiếng người Pháp là PônRicơ (Paul Ricoeur) đã làm nổi bật chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối của chú giải học. Theo P.Ricô, trên quan điểm chú giải học, bất cứ học thuyết triết học nào, dù có khác biệt nhau đến mức nào, đều có thể thừa nhận được là đúng đắn, ông nói: chúng không chân thực mà cũng chảng phải là giả dối, chúng chỉ khác nhau mà thôi.

Điều đó có nghĩa là chú giải học đã xóa bỏ vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức: sự phù hợp của bức tranh thế giới do triết học lập nên với hiện thực khách quan. Chú giải học còn đi xa hơn nữa khi cho rằng, các học thuyết triết học đều có thể được người ta nhận thức, giải thích hoàn toàn khác nhau.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Tìm đường tích hợp với triết học Mác - Lênin

    Triết học tư sản hiện nay không những muốn tích hợp với nhau mà còn muốn làm điều đó ngay với triết học mácxít. Triết học tư sản thuộc các thế kỷ trước thường công nhiên nhận mình là duy tâm, duy linh. Nhưng từ đầu thế kỷ, nhiều nhà triết học duy tâm lại nhận là trung lập về thế giới quan, là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

  • Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý

    Cuộc khủng hoảng trong triết học tư sản mang hình thức xung đột giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý. Chủ nghĩa duy lý triết học cũng như bản thân triết học đã có nguồn gốc từ thời cổ đại (Arixtốt, Đêmôcrít).

  • Chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa tương đối tuyệt đối

    Các nhà triết học tư sản hiện đại coi chủ nghĩa nhất nguyên là lỗi thời, là chỉ phù hợp với khoa học của thế kỷ XIX, còn chủ nghĩa đa nguyên là thành tựu tư tưởng của thế kỷ XX.

  • Sự tiêu tan của hệ thống lớn và sự phân mảnh của chủ đề

    Như đã trình bày ở trên, toàn bộ nền triết học phương Tây hiện đại nổi lên những đặc điểm sau đây: Trong thời kỳ đi lên của chủ nghĩa tư bản, những người đại diện về tư tưởng triết học với niềm tin ở vai trò lịch sử của mình đã xây dựng được một thế giới quan thống nhất nhằm phá bỏ chế độ phong kiến đã lỗi thời, tạo lập một thế giới mới

close