Thế giới sau chiến tranh lạnh

Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, đến những năm 1989-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết.

IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh

1. Thế giới sau chiến tranh lạnh

- Từ 1989 - 1991, chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

- Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

Ngày 01/07/1991, Tổ chức Vácsava chấm dứt hoạt động.

- Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

- Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng  “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.

Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Ban-căng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/9/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Hậu quả xung đột quân sự ở Syria

 

2. Mở rộng: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc:

* Thời cơ:

- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

* Thách thức:

- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

3. Chiến tranh lạnh và ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế
* Chiến tranh lạnh là gì?

- Chiến tranh lạnh là chiến tranh không đổ máu, không tiếng súng, thực chất là cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực vũ trang, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên bốn thập kỉ, thực tế chưa từng có cuộc xung đột trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới.

* Ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế: căng thẳng

- Chia cắt:

+ Nước Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) theo con đường tư bản chủ nghĩa ở phía Tây, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) theo con đường xã hội chủ nghĩa ở phía Đông.

+ Triều Tiên: Phía Nam là Hàn Quốc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, phía Bắc là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, phát triển con đường xã hội chủ nghĩa.

- Những cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới thời gian này đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi chiến tranh lạnh:

+ Khu vực Đông Nam Á

+ Khu vực Trung Đông

=> Chiến tranh lạnh ảnh hưởng bao trùm đến quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.



ND chính

- Những xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh bao gồm: 

+ Trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.

+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được.

+ Nhiều khu vực thế giới vẫn còn tình trạng không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài.

- Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.


 

Sơ đồ tư duy Thế giới sau chiến tranh lạnh

HocTot.Nam.Name.Vn


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close