Bài văn tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thíchTrong tất cả các con vật nuôi trong gia đình em, em thích nhất là con chim bồ câu mái do chú em tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý Mở bài: giới thiệu con vật nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?) Thân bài: Tả bao quát: - Giới thiệu loại vật đó (giống chó/ mèo/ gà/ chim gì?) - Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì? Tả chi tiết: - Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất: đầu, mắt, mũi, tai, tay chân... Hoạt động của con vật: - Canh giữ nhà/ bắt chuột/ báo thức... - Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà. - Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng... Nêu sự chăm sóc của em đối với con vật: cho ăn, tắm rửa, vui đùa. 3. Kết luận: - Nêu ích lợi của việc nuôi con vật đó. - Nêu tình cảm của em đối với con vật. Bài siêu ngắn Một con vịt chừng đã lưng lửng bụng, đang đứng rỉa cánh ở mép đầm. Nó khá to con, chắc cũng phải nặng gần hai ký. Các bài mẫu Bài tham khảo 1: Trong tất cả các con vật nuôi trong gia đình em, em thích nhất là con chim bồ câu mái do chú em tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em. Vì là con chim mái nên trông nó nhỏ hơn con chim trống một chút. Toàn thân nó được khoát bộ lông xám pha xanh lục. Đầu nó thật xinh xắn. Chiếc mỏ nâu ngắn ngủn nhô ra trông rất dễ thương mỗi khi chị rỉa lông hoặc dụi dụi vào cánh. Đôi mắt no tròn, to và đen láy, nguyên cả tròng viền quanh mắt là một đường tròn nhỏ đỏ au. Lông cổ mịn màng màu đậm hơn hai cánh một chút, nối với thân dài nhưng thon thon trông giống như cái bắp chuối nhỏ. Lưng và vai của con chim no tròn, đầy đặn. Hai cánh khum khum như hai vỏ trai lớn úp dài theo chân. Những chiếc lông vũ cứng và dài giúp cho bồ câu bay xa. Đuôi xòe ra như chiếc quạt nhỏ làm bồ câu thêm duyên dáng. Đôi chân nó thấp, bé loắt choắt, màu đỏ, nhưng nhảy rất lẹ. Bài tham khảo 2: Trên bãi cỏ non ven đê có một đàn trâu hiền lành gặm cỏ. Những con trâu đen nhánh, béo tròn. Một vài con nghé lon ton trông thật ngộ. Em ngắm nhìn không chán mắt. Con nghé của nhà chị Tâm gọi là con nghé hoa mới đáng yêu nhất. Nó mới chỉ được ba tháng tuổi. Trẻ em phải "chín tháng lò dò tập đi" nhưng chị Tâm nói con nghé nhà chị đẻ sáng hôm nay thì sáng hôm sau đã biết đi rồi. Nó to bằng con chó béc-giê, lông trắng mượt lưa thưa. Cái mõm bằng nắm tay đứa bé lên ba; hai cái lỗ mũi đen đen, tròn xinh đáo để. Hai cái tai như hai chiếc lá bạch đàn khum khum lúc nào cũng vểnh lên cùng cái đuôi cong nhún nhảy. Lông bụng trăng trắng óng ánh. Cái bụng nghé thon thon. Bốn cái chân rất xinh, nếu đi giày cao gót trông khác nào cặp chân của nghệ sĩ trượt băng mà em đã có lần nhìn thấy trên màn hình ti vi. Hai cái sừng như hai cái núm điện nhú lên. Lúc nào nó cũng quẩn bên mình trâu mẹ. Nó chạy ra trước đầu trâu mẹ như ăn tranh mẹ vài ngọn cỏ non, rồi lại rúc đầu nhay vú mẹ. Nó nhởn nhơ hồn nhiên, nó ngây thơ hiền lành khác nào một em bé dễ thương. Chốc chốc trâu mẹ lại liếm lông nghé con, như vuốt ve, như chải chuốt trìu mến đứa con thơ yêu quý. Có lúc nghé con cong đuôi nhảy cỡn lên đi về cuối bãi xa ngắm bóng mình trong nắng chiều vàng soi xuống dòng nước xanh của con mương nhỏ. Như một thi sĩ mơ màng trong tiếng chuông chùa và ngân buông. Trâu mẹ mải miết gặm cỏ non, bỗng ngước mắt kiếm tìm con,'"ợ” lên mấy tiếng, rồi chậm rãi đi tới. Lại "ọ" lên như một bà mẹ hiền cất tiếng gọi: "Con ơi ỉ". Nghé con cong đuôi vừa chạy vừa nhảy về phía trâu mẹ, lại rúc đầu vào bầu vú. Trâu mẹ quay lại liếm lưng, liếm đầu, liếm cổ nghé con như người mẹ hiền đang nựng đứa con thơ yêu quý. Hai mẹ con đứng tách xa đàn trâu đang gặm cỏ. Trên cái thảm xanh của đồng quê dưới bóng vàng chiều xuân, trâu mẹ và nghé con cứ đứng vậy tận hưởng hạnh phúc cuộc đời. Có bức tranh màu nào về tình mẫu tử đẹp như thế ! Cái Yến con chị Tâm đang học lớp Hai khoe với em là mẹ nó đang tháo những chiếc áo len cũ đan cho nghé con một chiếc áo ngự hàn trong mùa đông tới. Và chỉ sang năm thôi, trâu mẹ lại mang bầu; lúc nó lên học lớp Bốn thì gia đình nó sẽ có một đàn trâu 3 con. Con nghé hoa hiền lắm, đáng yêu lắm. Mai kia, nó sẽ lớn lên, biết kéo cày bừa giúp trâu mẹ. Nó sẽ lớn lẽn cùng tuổi thơ của em, của cái Yến. Trong báo tường "Chim Họa Mi" của lớp 5E, em có bài thơ về con nghé hoa như thế này: "Nghé ơi, ta bảo nghé này, Nghé ăn no có mai ngày lớn lên. Đồng sâu dưới, đồng cạn trên, Nghé cày giúp mẹ, nghé nên thân người...". Bọn thằng Lục, thằng Bé, cái Liễu, cái Thu... báo là em "ăn cắp ca dao". Thế mới ức, mới buồn cười chứ ! Thầy Tuấn khen bài thơ có ý vị. Còn cả lớp thì tặng em danh hiệu nghệ sĩ nghé hoa". Bài tham khảo 3: Ả nằm ấp đúng cữ hai mươi mốt ngày là tới thời kì những cái thai đã bắt đầu cựa quậy và mổ vỏ ra để tìm ánh sáng. Nửa tháng sau, xung quanh chuồng gà đã ríu rít những gà con. Bây giờ, cái mảnh sân sau ấy vui lắm. Qua một ít bữa, chín con gà nhỏ vỡ lông, vỡ cánh và lần lần ở người chúng nó, hiện ra những màu sắc của một bộ mã đứng đắn. Đây là một đàn gà pha, mỗi con một mã. Có những đứa đeo cái màu vàng bềnh bệch như mẹ. Chân thấp lè tè, đầu bé và lông mọc kín chứ không trụi. Có những đứa tuy còn nhỏ, mà đã giống bố, cổ dài lêu nghêu và cao lênh khênh. Cả ngày rối lên những tiếng líp nhíp, líu nhíu, xô nhau chúng cũng kêu. Mổ hạt tấm chúng cũng kêu. Đến cả khi mẹ ngồi xuống, xoè cánh ra chúng rúc vào bụng, chui vào nách, nhảy lên lưng, chúng cũng kêu í ới. Còn mẹ chúng nó? Thật là một người đàn bà giỏi giang. Mụ mê mải chăm nuôi con đến quên cả mình, thân hình gầy xác, gầy xơ. Luôn luôn đi cạnh các con, mụ không rời chúng lấy nửa bước ngắn. Luôn luôn mụ cong chòm đuôi, xù vành lông cổ lên, làm điệu nghiêm khắc và ác nghiệt. Thật ra, với các con thì mụ rất ngọt ngào. Bới được một hạt giền nhỏ, mụ cũng gọi chúng đến, cho chúng ăn. Vừa nhìn các con ăn, mụ vừa cúc cúc nói chuyện rất vui vẻ. Nhưng hễ động một bà ngan đãng trí nào ngất ngưởng tới bên cạnh là mụ gà nhảy lên như choi choi, bao nhiêu lông dựng đứng ngay lên miệng kêu oang oác, khoéc khoéc, chân thì đạp, mỏ thì mổ khiến cho mụ kia mở mắt không kịp, chúi đầu xuống đưa vòng kiềng hai chân mà lạch bạch chạy. Mụ gà mái đúng là bà mẹ hiền thục chỉ biết có đàn con. Bài tham khảo 4: Em đang thơ thẩn dạo chơi giữa vườn, bỗng nghe có tiếng gì sột soạt mới quay nhìn. Ô, mẹ con chị gà mái xúm xít kiếm mồi dưới gốc cây. Thật là hai hình ảnh trái ngược nhau. Mẹ thì xơ xác lông xù ra, chẳng khác người đàn bà vì quá bận bịu con cái mà quên chải chuốt để quần áo xộc xệch. Còn đàn con thì mơn mởn, óng ánh như cuộn tơ vàng. Chị mái có vẻ gầy đi, bên cái nét mượt mà của thời son trẻ cũng bị tàn phai. Có lẽ, đó là dấu vết của những ngày nằm ấp trứng chờ con nở quên uống quên ăn. Nhưng có lẽ lòng mẹ hy sinh cho con cái chẳng bao giờ là đủ và cũng chẳng bao giờ hối hận. Chị mái đi trước, đàn con theo sau. Miệng chị luôn “cục cục”, sợ con mình lạc lối. Đôi chân chị bới tung từng đống lá khô để tìm mồi. Hễ gặp con sâu, con dế nào, chị gắp bỏ ra rồi lại “cục cục” gọi con. Lũ con tham ăn rối rít chớp đôi cánh bé nhỏ lông mới nhú, lăn xả tranh mồi, miệng “chiếp chiếp”. Vài chú bị kẹt giò vấp ngã, chị mái lật đật quay lại như âu yếm: - Con mẹ có sao không nào! Cứ thế, chị mái, hết đống lá khô này rồi bụi cỏ kia, luôn chịu khó cặm cụi chăm sóc đàn con thơ đại của mình mà chẳng hề biết mệt mỏi là chi.
|