Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. Câu 1. - Câu bị động: “Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.”

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

1.

- Câu bị động: “Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.”

- Chuyển sang câu chủ động: “Không, chưa một người đàn bà  nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở làm cho hắn suy nghĩ nhiều”.  

  Nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý, làm cho đoạn văn chuyển đề tài

2.

- Câu bị động: “Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi tay một người đàn bà”

- Nhận xét: Câu này tạo sự liên kế với câu đứng trước, đồng thời để tiếp tục triển khai đề tài.

3.

    Đoạn văn tham khảo:

   “Tốt nghiệp Thành chung, Nam Cao được người bác họ đưa vào Nam sinh sống. Vì sức khoẻ, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học và viết văn. Sau hơn ba năm, vì ốm đau, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội"

→ Nhận xét : Câu bị động “ Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống”. Câu này nhấn mạnh bước ngoặt của cuộc đời Nam Cao.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II - DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1.

- Câu có khởi ngữ “ Hành thì may nhà thị còn”, khởi ngữ là: “hành”

- Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn đứng ở đầu câu

+ Khởi ngữ tách biệt các phần còn lại của câu bằng từ thì hoặc từ là hoặc dấu phẩy.

- Tác dụng: Câu có khởi ngữ giữ liên kết chặt chẽ, mạch văn trôi chảy hơn.

2. 

- Chọn phương án C: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"

3. 

a. Câu có khởi ngữ: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.

+ Vị trí: Đứng ở đầu câu,trước chủ ngữ, có quãng ngắt.

+ Tác dụng: Nêu đề tài có quan hệ  liên tưởng. 

b. Câu có khởi ngữ: Cảm giác,tình tự, đời sống cảm xúc

+ Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ, có quãng ngắt sau khởi ngữ

+ Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước: tình yêu ghét, niềm vui buồn ý đẹp xấu.

Phần III

Video hướng dẫn giải

III - DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1.

a. Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu

b. Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ

c. Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười

→ Nhận xét: Sau khi chuyển câu có 2 vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là cụm động từ, cùng biểu hiện hành động của một chủ thể là bà già kia, nhưng viết theo kiểu câu có 1 cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2.

    Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu có phương án C- Kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống. 

3.

a. Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b. Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc.

Phần IV

Video hướng dẫn giải

IV - TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

1. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều đứng ở đầu câu.

2. Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước hoặc một thông tin không quan trọng.

3. Việc sử dụng những kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close