Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - siêu ngắnHãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Video hướng dẫn giải Câu 1 Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản và làm rõ tính mạch lạc Lời giải chi tiết: Các phần, các đoạn, các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, xoay quanh vấn đề đang nghị luận. Cụ thể: - Mở bài (Từ “Dân ta…” đến “kẻ cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận - Thân bài (Từ “Lịch sử.... đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. - Kết bài (Từ “Tinh thần...” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. Câu 2 Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản và chỉ ra tính liên kết. Lời giải chi tiết: a) Phép liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản: - Phép thế: + lòng nồng nàn yêu nước được thay thế bằng từ Đó, tinh thần ấy, nó. + các vị anh hùng dân tộc được thay thế bằng các vị ấy. + Những cử chỉ cao quý đó thay thế cho những việc làm đã liệt kê phía trước. - Phép lặp: + tinh thần ấy – tinh thần yêu nước. + chúng ta - Phép nối: Từ…đến - Phép liên tưởng: đồng bào, cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào, nhân dân miền ngược miền xuôi,… Câu 3 Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Phương pháp giải: Chỉ ra các vị ngữ là cụm động từ. Lời giải chi tiết: Câu 4 Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản và làm rõ tính mạch lạc. Lời giải chi tiết: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản đặc sắc cho thấy tài năng nghị luận của Bác đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước từ bao đời nay của nhân dân ta. Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Bằng hệ thống luận điểm thuyết phục đi kèm lí lẽ dẫn chứng xác đáng, Bác Hồ đã làm nổi bật được truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta – truyền thống yêu nước thương nòi. => Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết trong đoạn văn: Đoạn văn nêu lên cảm nghĩ về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu mở đoạn khẳng định giá trị về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Những câu sau bàn về lòng yêu nước để cuối cùng khẳng định lại tài năng lập luận của Bác và giá trị mà văn bản mang lại. - Phép lặp: tinh thần yêu nước - Phép thế: tinh thần yêu nước – nó – đó; truyền thống yêu nước thương nòi - truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta. - Phép nối: Cũng như bao truyền thống khác…; Nói cho cùng thì…; Và đó…
|