Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắnĐề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Tóm tắt Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sắc của dân tộc. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta. Chuẩn bị Video hướng dẫn giải Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản được giới thiệu - Tìm hiểu trước về ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” - Tìm hiểu nguồn gốc của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” - Tìm hiểu thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng, về cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh sống. Lời giải chi tiết: - Thăng Long: + Ý nghĩa: Thăng Long được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. + Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. + Đông Đô: Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”. + Hà Nội: Tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. - Thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng: + Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. + Ông được xem là một trong "tứ trụ" của sử học Việt Nam đương đại. Trong khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung. - Áp dụng kĩ năng đặc biệt để chọn lọc chi tiết. Lời giải chi tiết: Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố: + Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú + Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời + Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà hợp với văn hóa cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Trong khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Xác định chi tiết - Xâu chuỗi sự việc, chi tiết từ đó rút ra kết luận Lời giải chi tiết: + Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương + Có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt + Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học → Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch. Sau khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào là “hằng số văn hóa”? Phương pháp giải: - Đọc nhan đề của văn bản để nắm được nội dung nhan đề của văn bản - Đọc kĩ toàn bộ văn bản và khái quát thông tin chính trong văn bản Lời giải chi tiết: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa Hà Nội là một “hằng số tuyệt vời” của văn hóa Việt Nam. “Hằng số văn hóa”: Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai. Sau khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó? Phương pháp giải: - Nắm được khái niệm đề tài - Đọc kĩ nhan đề và từng phần của văn bản để thâu tóm nội dung toàn văn bản và các chi tiết trong văn bản Lời giải chi tiết: - Đề tài của văn bản: Viết về văn hóa Việt Nam – cụ thể là văn hóa Hà Nội. - Dấu hiệu xác định + Thông qua nhan đề của văn bản + Thông qua các chi tiết, thông tin trong văn bản Sau khi đọc Câu 3 Video hướng dẫn giải Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào? Phương pháp giải: - Đọc toàn bộ văn bản để nắm được nội dung khái quát của văn bản - Đọc kĩ từng phần của văn bản để nắm được thông tin chính của mỗi phần và chỉ ra những phương diện được làm rõ Lời giải chi tiết: Văn bản được chia làm 2 phần: * Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội - Phương diện nội dung: + Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê. + Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. - Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ) * Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội - Phương diện nội dung: + Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội + Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung - Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải) Sau khi đọc Câu 4 Video hướng dẫn giải Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy? Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu kĩ văn bản. - Chú ý đến những lĩnh vực được tác giả huy động để làm rõ đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội. - Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của các lĩnh vực được sử dụng trong văn bản Lời giải chi tiết: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như: Lịch sử, địa lí,… Cụ thể: - Lĩnh vực lịch sử: + Triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng,… + Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết,… + Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI… - Lĩnh vực địa lý: + Hà Nội, như các nhà địa lý học nhận định, là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng… + Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng Folklore,… + Các địa danh: Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán,… - Văn hóa, xã hội: + Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, … + Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất… - Văn học: + Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ… + Gắng công kén được Cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui. + Bán mít chợ Đông/Bán hồng chợ Tây/… + Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây; giò Chèm, nem Vẽ,… Sau khi đọc Câu 5 Video hướng dẫn giải Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết? Phương pháp giải: - Nắm được lý thuyết của các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, nghị luận, …) - Đọc kĩ văn bản để chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố trong bài viết Lời giải chi tiết: Văn bản sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức như: tự sự, nghị luận - Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội - Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận cứ để minh chứng cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội → Làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản. Sau khi đọc Câu 6 Video hướng dẫn giải Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của văn hóa vùng miền hoặc quê hương em? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản, nhận biết được những kiến thức mới phục vụ cho bản thân - Biết được những đặc điểm văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài, chỉ ra đặc điểm thích nhất - Nắm được văn hóa vùng miền của quê hương mình, chỉ ra những nét đặc sắc của văn hóa đó Lời giải chi tiết: - Văn bản đã mang đến cho em những thông tin về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. - Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) → Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác. - Một số nét đặc sắc của văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc + Văn hóa nông nghiệp Tây Bắc: Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt + Văn hóa ẩm thực: Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm. Những mốn ăn độc – lạ phải kể đến như: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác… + Trang phục truyền thống: Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
|