Soạn bài Nội dung ôn tập - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắnHãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc hiểu văn bản Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau: Hình ảnh (trang 116, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Phương pháp giải: Đọc lại các văn bản đac học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Lời giải chi tiết:
Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai và chỉ ra đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó. Phương pháp giải: Xem lại các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Lời giải chi tiết: - Tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai và đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại: + Kiêu binh nổi loạn: Truyện tiểu thuyết chương hồi. + Hồi trống Cổ Thành: Tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử Đặc điểm: Tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi. + Người ở bến sông Châu: Truyện ngắn Đặc điểm: ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này. Phương pháp giải: Đọc lại các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Lời giải chi tiết: - Đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai: + Nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp... + Có sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mỹ - Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. + Bài Thu hứng – Bài 1: bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu mà còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình. + Bài Tự tình – Bài 2: thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ. + Bài Thu điếu: là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế. - Những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này. + Chú ý hình thức bên ngoài của thơ: thể thơ, âm, vần, thanh, cách ngắt nhịp, … + Chú ý đọc kĩ những câu thơ mang tư tưởng tác giả, hoặc câu có nội dung quan trọng. Câu 4 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy. Phương pháp giải: Đọc lại các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Lời giải chi tiết: - Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình. - Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy. + Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn. Câu 5 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi gồm những nội dung gì? Văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng có vai trò gì trong bài học này? Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này. Phương pháp giải: - Liệt kê các bài có trong Thơ văn Nguyễn Trãi. - Đọc lại văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng. Lời giải chi tiết: - Văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng giống như một con mắt khách quan, giúp người đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ về con người, cuộc đời, sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi. - Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này. + Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người. + Về Bảo kính cảnh giới (Bài 43): Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả. Viết Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nêu tên các kiểu văn bản nghị luận được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10, tập hai; nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một. Ví dụ: Phương pháp giải: Đọc lại các văn bản nghị luận được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10, tập hai và tập một. Lời giải chi tiết:
Câu 7 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về yêu cầu viết (mục đích và nội dung) của bài nghị luận Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và Nghị luận về một vấn đề xã hội đã học. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau: Phương pháp giải: Xem lại yêu cầu viết (mục đích và nội dung) của bài nghị luận Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và Nghị luận về một vấn đề xã hội đã học. Lời giải chi tiết:
Câu 8 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau: Phương pháp giải: Xem lại yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Lời giải chi tiết:
Nói và nghe Video hướng dẫn giải Câu 9 (trang 118, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết như thế nào? Phương pháp giải: Xem lại nội dung các bài thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Lời giải chi tiết: - Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai: + Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện + Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề + Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học + Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội - Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe. Tiếng Việt Video hướng dẫn giải Câu 10 (trang 118, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Đề bài: a) Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6. b) Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Phương pháp giải: - Xem lại bài 6. - Đưa ra các biện pháp tu từ có trong bài 6. Lời giải chi tiết: a) - Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ... - Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: “Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” è Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời. b) - Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) : “Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích! Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)” => Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
|