Soạn bài Ôn tập truyện dân gian - Ngữ văn 6 tập 1 - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Ôn tập truyện dân gian. Câu 4: Trao đổi ý kiến ở lớp: Một số đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Khái niệm thể loại:

- Truyền thuyết là: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với cấc sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật:

+, Nhân vật bất hạnh

+, Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng

+, Nhân vật là động vật

+, Nhân vật thông minh và ngốc nghếch.

   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Thể loại

Tác phẩm

1. Truyền thuyết

- Con Rồng cháu Tiên

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Bánh chưng, bánh giầy.

- Sự tích Hồ Gươm.

2. Truyện cổ tích

- Sọ Dừa

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

 

3. Truyện ngụ ngôn

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

 

4. Truyện cười

- Lợn cưới, áo mới

- Treo biển

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trao đổi ý kiến ở lớp: Một số đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian

Thể loại

Đặc điểm

1. Truyền thuyết

Nhân vật : Thần, thánh, nhân vật lịch sử.

- Yếu tố kì ảo: Hoang đường, phi thường.

- Cốt truyện: Đơn giản, hứng thú.

- Nội dung, ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc, phong tục, tập quán, hiện tượng thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm.

2. Truyện cổ tích

Người bất hạnh, người thông minh, ngốc nghếch, người dũng sĩ, có tài năng lạ và nhân vật là động vật.

- Có yếu tố hoang đường.

- Phức tạp, gây hứng thú cho người đọc.

- Ca ngợi những dũng sĩ, anh hùng vì dân diệt ác. Người nghèo, thông minh, tài trí ở hiền gặp lành. Kẻ ác bị trừng trị.

3. Truyện ngụ ngôn

Vật, đồ vật, bộ phận cơ thể…

- Không có yếu tố kì ảo.

- Ngắn gọn, triết lí sâu xa.

- Những bài học đạo đức, lẽ phải. Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi.

4. Truyện cười

Người

- Không có yếu tố kì ảo.

- Ngắn gọn, tình huống bất ngờ,

mâu thuẫn gây cười

- Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu: tính khoe mẽ, keo kiệt…

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trao đổi ý kiến ở lớp:

Đối sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

Khác nhau:

     + Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)

     + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội

So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười

- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục

- Khác:

     + Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…

     + Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close