Soạn bài Em bé thông minh - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Em bé thông minh. Câu 1: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này? Dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Hình thức này có tác dụng là: - Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình. - Tạo tình huống để cốt truyện phát triển. - Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao? * Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần: - Lần 1: trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”. - Lần 2: giải được câu đố của vua đối với dân làng: 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực phải nuôi làm sao cho ba con trâu đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua. - Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn. - Lần 4: câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài. * Sự thử thách càng ngày càng khó vì: - Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài. - Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào? * Trong mỗi lần thử thách, em bé đều rất thông minh và em bé đã dùng những cách sau để giải đố: - Lần 1: em bé đã đố lại viên quan. - Lần 2: em bé để vua tự nói ra sự phi lí của mình. - Lần 3: cũng bằng cách đố lại “mang cái kim về rèn thành một con dao xẻ thịt chim”. - Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian (hát bài đồng dao). * Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ: - Lần 1: đẩy thế bí về phía viên quan, lấy “gậy ông đập lưng ông”. - Lần 2: làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý. - Lần 3: những lời giải đố của em bé thường không dựa vào sách vở, dựa vào kinh nghiệm đời sống và trí thông minh của em bé. - Lần 4: em bé giải đố bằng một bài đồng dao. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”: - Truyện đề cao trí thông minh dân gian. - Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định khả năng và trí khôn dân gian luôn có ích và luôn được vận dụng vào thực tế. - Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe. Luyện tập Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết Truyện trạng Quỳnh Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa. Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa! Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca: – Chị lấy thế em còn gì được nữa ! Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa. Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi. Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1 (Từ đầu … đến “lỗi lạc”): Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước. - Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “láng giềng”): Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách. - Đoạn 3 (Còn lại): Em bé trở thành trạng nguyên. ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.Nam.Name.Vn
|