Soạn bài Những câu hát than thân - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Những câu hát than thân. Câu 1: Một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò:

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

- Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?

Cò về đến gốc cây đề

Giương cung anh bắn cò về làm chi

Cò về thăm bác thăm dì

Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông.

* Người xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình vì con cò là một con vật hiền lành, chăm chỉ, chịu khó kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi và quen thuộc với phẩm chất và thân phận của người nông dân. 

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả bằng những hình ảnh đối lập: một mình cò phải lận đận nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua biết bao khó khăn, nguy hiểm. Cò mải kiếm ăn nên thân cò gầy mòn và việc vất vả đó không chỉ ngày một ngày hai mà kéo dài.

- Cuộc đời lận đận của cò được diễn tả rất sinh động bằng từ láy “lận đận” và cặp từ đối lập “lên – xuống”, “đầy – cạn”.

b. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Chính cái xã hội đó mới làm cho thân cò thêm lận đận, gầy mòn.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Em hiểu cụm từ “thương thay” là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót.

* Trong bài 2, “thương thay” được lặp lại 4 lần.

   Ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ: thương phận con tằm – thương thay lũ kiến – thương thay hạc – thương thay con cuốc. Bốn lần thương thay, bốn con vật khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người lao động. Sự lặp lại ấy tô đậm nỗi xót thương cho cuộc sống khổ sở, vất vả của người lao động.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2:

- Thương con tằm là thương cho thân phận đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

- Thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận nhỏ bé suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn, thấp cổ bé họng, kẻ nào cũng có thể đè nén, áp bức; thương cho những người lao động có thân phận nhỏ nhoi, làm ăn quanh năm suốt tháng mà vẫn nghèo đói.

- Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai và những cố gắng vô vọng của những người lao động trong xã hội cũ.

- Thương cho con cuốc là thương cho thân phận nhỏ bé, thấp bé, dù có than thở, kêu la thảm thiết thì cũng không có ai động lòng, thương xót cho những nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

 

- Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

⟹ Các bài ca dao này nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều vất vả, gian nan, thiệt thòi trong xã hội cũ.

⟹ Về nghệ thuật, thường mở đầu bằng cụm từ “thân em” gợi ra nỗi buồn thương và sử dụng các hình ảnh so sánh ví von để nói lên những số phận, cảnh đời khác nhau của người phụ nữ.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 6 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Như chúng ta đã biết, trái bần là tên của một loại quả đồng âm với từ “bần” để chỉ sự nghèo khó. Hình ảnh trái bần trôi nổi còn bị gió dập, sóng dồi thì không biết sẽ dạt vào đâu. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khổ, chịu bao nhiêu sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định số phận của mình.

Luyện tập

Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao .

- Nội dung:

+, Cả ba bài ca dao đều là những câu hát than thân của con người trong xã hội cũ.

+, Ở mỗi bài văn đều mang tính chất phản kháng.

- Nghệ thuật:

+, Thể thơ 3 bài sử dụng: thể thơ lục bát.

+, Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ và các câu hỏi tu từ.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close