Soạn bài Những câu hát châm biếm - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Những câu hát châm biếm. Câu 1: * Bài 1 giới thiệu về chú tôi là “người hay” nghĩa là giỏi, ham, thích, nghiện nhiều thứ:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): - Bài 1 giới thiệu về chú tôi là “người hay” nghĩa là giỏi, ham, thích, nghiện nhiều thứ: rượu, chè, ngủ trưa. Chú còn là người rất “giàu mơ ước” mà toàn mơ để không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt. - Hai dòng đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô gái mặc yếm đào, liền cất ướm hỏi cho ông chú của nó. - Bài này châm biếm những kẻ nghiện rượu chè , ngủ nghê tùy thích, lười làm việc. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): - Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói. Bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn nó dựa thực chất là chỉ đánh vào tâm lý của người khác để kiếm tiền. - Lời nói của thầy bói kiểu nước đôi: không giàu thì nghèo, cha là đàn ông, mẹ đàn bà, đẻ con trai hoặc gái => Điều này ai cũng biết không cần phải nhờ vào thầy bói. - Những bài ca dao khác có nội dung tương tự: - Tử vi xem bói cho người Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
- Thầy cũng ngồi cạnh giường thờ Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): * Mỗi con vật trong 3 bài tượng trưng cho một loại người: - Con cò tượng trưng cho người nông dân xấu số. - Con cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền binh, có chức có quyền. - Chim ri, chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, tay sai. - Chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến. ⟹ Chọn con vật để nói về người, từng con vật với đặc điểm của nó giúp người đọc thấy được những hình ảnh ẩn dụ sinh động về hạng người mà nó tượng trưng. Từ đó, càng nổi bật được sự châm biếm đối với các loại người đó. - Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình. - Bài ca phê phán những hủ tục ma chay thời xưa và thời nay ở một số nơi vẫn có. Điều này vừa gây phiền hà, gây tốn kém cho gia đình người thiệt phận, cho cả hàng xóm, họ mạc… Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): * Trong bài 4, cậu cai được miêu tả: - Trang phục: nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn ⟹ Cách ăn mặc thể hiện sự giàu sang, kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét. - “Áo ngắn đi mượn – quần dài đi thuê” cho một chuyến đi làm việc hiếm hoi ⟹ Thể hiện được sự không có đủ quần áo phải đi mượn, đi thuê ⟹ Mỉa mai, pha chút thương hại cái thân phận thấp bé, tép riu của cậu cai nhưng lại thích ra oai, ta là người có quyền lực. * Nhận xét về nghệ thuật châm biếm: tác giả đã rất khéo lựa chọn cách xưng hô “cậu cai” thể hiện tính chất nịnh bợ vừa có tính châm biếm. Hơn nữa, bằng việc miêu tả cậu cai, tác giả đã cho chúng ta thấy cái sự bắng nhắng của nhân vật: quan không ra quan mà người dân không ra người dân. Từ đây, bằng biện pháp phóng đại, cậu cai trở thành trò cười cho thiên hạ. Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Nhận xét về sự giống nhau trong bốn bài ca dao, em đồng ý với ý kiến: c. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm Trả lời câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống với truyện cười dân gian là: - Đều hướng đến những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất. - Đều sử dụng một số hình thức gây cười. - Đều tạo ra được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả. ND chính
HocTot.Nam.Name.Vn
|