Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Non-bu và Heng-bu SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiếtSoạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Non-bu và Heng-bu chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu. Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về truyện cổ tích, từ những đặc điểm đó, đối chiếu với truyện trên để làm rõ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu: - Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ, yêu tinh… - Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại, phải trải qua nhiều thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu. - Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình. Nhân vật người em bộc lộ phẩm chất hiền lành, tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. Người anh trai tham lam, độc ác, tàn nhẫn. - Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
* Đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu: - Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ, yêu tinh… - Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại, phải trải qua nhiều thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu. - Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình. + Nhân vật người em bộc lộ phẩm chất hiền lành, tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. Dù anh trai tham lam, đối xử tệ bạc với mình nhưng cuối cùng khi người anh bị trừng phạt, mất hết tất cả, người em vẫn cưu mang gia đình anh về sống cùng. + Người anh trai tham lam, độc ác, tàn nhẫn. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này? Phương pháp giải: Em xét xem văn bản đã gửi đến người đọc bài học gì trong cuộc sống. Lời giải chi tiết: Cách 1 Sau khi đọc văn bản này, em rút ra được bài học về lối sống nhân hậu, tốt bụng ở trên đời. Mỗi người cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không tham lam thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Qua văn bản này, em rút ra được bài học là: trong cuộc sống cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không lam tham và chỉ biết lợi ích của bản thân. Bài học rút ra: Con người phải biết yêu thương và chia sẻ giúp đỡ người khác, sống hiền lành lương thiện. Không nên sống ích kỉ, tham lam mà chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình.v
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|