Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiếtSoạn bài Bài học đường đời đầu tiên chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị đọc 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua. Phương pháp giải: Em có thể chọn một trong số những chuyện em từng trải qua và để lại cho em bài học nào đó. Lời giải chi tiết: Cách 1 Ví dụ: đó là một lần vì bị điểm kém nhưng sợ bố mẹ biết em đã nói dối và giấu bài kiểm tra đi. Khi mẹ tìm thấy bài kiểm tra em đã vứt nó đi, mẹ rất buồn và nhẹ nhàng nhắc nhở về tính trung thực trong cuộc sống. Điều đó đã khiến em ân hận và em tự hứa sẽ không bao giờ nói dối, luôn trung thực và không để mẹ phải buồn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Em có thể chọn một trong số những chuyện em từng trải qua và để lại cho em bài học nào đó. Ví dụ: đó là một lần em nói dối mẹ đi học để đi chơi nô đùa cùng các bạn. Sau đó hiểu ra việc làm sai trái và em đã ân hận và sửa lỗi. Một chuyện đáng nhớ: một lần về thăm quê, một lần bỏ học đi chơi, một lần bị điểm kém nhưng nói dối bố mẹ…v
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị đọc 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì? Phương pháp giải: Em dự đoán theo ý kiến riêng của mình. Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản thân và khiến từ đó thay đổi chính mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống. “Bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây: bài học vấp ngã trong cuộc sống, nhận ra sai lầm và sửa sai.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản xem đây là lời của ai. Người đó nói như vậy thể hiện điều gì. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của nhân vật Dế Mèn. - Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của nhân vật Dế Mèn. - Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình. - Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn trích này là lời của chính nhân vật “tôi”: Dế Mèn. - Điều này giúp người đọc hiểu được tính cách của nhân vật: tự tin về ngoại hình, và sức mạnh của bản thân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật? Phương pháp giải: Xét xem cách miêu tả về mình, từ đó đánh giá nhân vật. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật có đặc điểm: kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết nhân vật có đặc điểm: Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy mình mạnh mà bắt nạt kẻ yếu. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, có thể thấy đặc điểm tính cách của nhân vật: kiêu căng, ngạo mạn và có phần hống hách.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây? Phương pháp giải: Suy nghĩ xem khi nào thì người ta tự nhận mình bằng những tính từ xấu như thế ? Lời giải chi tiết: Cách 1 Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự ngu ngốc, dại dột về những sự việc mình đã gây ra.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Từ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại” thể hiện sự tự đánh giá, tự nhận thức của nhân vật “tôi” về hành động của mình trong trải nghiệm sắp kể. Từ “ân hận” thể hiện thái độ hối lỗi, ân hận, dằn vặt của nhân vật “tôi” về điều mình đã trót làm trong trải nghiệm sắp kể. Những từ trên cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự dại dột sai lầm mà mình đã mắc phải.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”? Phương pháp giải: Em suy nghĩ xem vì sao Dế Choắt nhờ Dế Mèn mà không nhờ người khác. Một người như thế nào mới khiến người khác tin tưởng và nhờ cậy? Lời giải chi tiết: Cách 1 Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người khỏe mạnh đồng thời là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Việc đó cho thấy Dế Choắt rất tin tưởng, ngưỡng mộ về sức mạnh, khả năng của nhân vật “tôi”. Đồng thời, còn thể hiện rằng Dế Choắt cho rằng nhân vật “tôi” là một người tốt bụng, có lòng giúp kẻ yếu thế. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt rất coi trọng nhân vật “tôi”, cho rằng “tôi” rất tốt bụng, có thể giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trải nghiệm cùng VB 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản xem ai là người đã nhận định về câu nói trên. Lời giải chi tiết: Cách 1 “Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thức của Dế Mèn. Chú tự nhận thức được sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích và thoả mãn được thú vui của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự tự nhận thức của Dế Mèn. Dế Mèn đã tự nhận thức được về tính cách, phẩm chất của mình - một kẻ ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, và không biết quan tâm, giúp đỡ kẻ khác. - Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của nhân vật “tôi”. - Nhân vật này đã nhận thực về tính cách của bản thân mình: chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy? Phương pháp giải: Em xem giọng điệu nhân vật và cách kể chuyện để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt. - Điều đó thể hiện qua chi tiết “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe là sau cái chết của Dế Choắt. - Dựa vào chi tiết "Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên" - Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt. - Dựa vào chi tiết sau: “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế mèn (lời kể xưng “tôi”) và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác.
Phương pháp giải: Đối chiếu với văn bản để điền vào vở cho chính xác. Lời giải chi tiết:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính cách của Dế Mèn. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản và liệt kê các chi tiết thể hiện các đặc điểm trên. Lời giải chi tiết: Cách 1 Các chi tiết thể hiện: - Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng. - Hành động: tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; Tôi đi đứng oai vệ; Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. - Ngôn ngữ: gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh. - Tâm trạng: tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm; Tôi tợn lắm, tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi. => Qua những chi tiết trên cho ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Các chi tiết khắc họa nhân vật Dế Mèn là:
- Hình dáng
- Cử chỉ, hành động:
- Ngôn ngữ, tâm trạng: Tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm, Tôi tợn lắm, Tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi. => Tính cách của Dế Mèn: chàng Dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng lại kiêu căng, tự phụ và có phần hống hách.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn cuối và trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: không nên hung hăng bậy bạ, hành động thiếu suy nghĩ. - Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra là: sống ở đời nếu có thói kiêu căng, hợm hĩnh, thích chọc phá, bày trò mà không suy nghĩ, thì sẽ phải gánh hậu quả nặng nề - Tác giả để Dế Mèn tự kể lại câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, giúp tạo sự chân thực, khách quan cho câu chuyện, vì nhân vật đang tự kể về những gì mình đã trải qua và cảm nhận được Bài học mà Dế Mèn đã rút ra: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, nhân vật có thể tự bộc lộ rõ tâm trạng, cảm xúc của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao? Phương pháp giải: Em suy nghĩ xem Dế Mèn có thay đổi bản thân từ khi Dế Choắt qua đời không. Lời giải chi tiết: Cách 1 Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác. - Bởi vì sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra sai lầm của bản thân (về hành động xốc nổi và tính cách kiêu căng, hợm hĩnh), và quyết tâm thay đổi, trở thành con người khác Cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác. Bởi qua cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra sai lầm của bản thân với thói ích kỷ, kiêu căng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 6 Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại? Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức truyện đồng thoại, từ đó đối chiếu với văn bản này và chỉ ra các dấu hiệu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Dấu hiệu nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại: - Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào. - Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế (râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen), hành động của Dế Mèn như: đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Những dấu hiệu giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại là:
- Các nhân vật được nhân cách hóa: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào. - Mang những đặc điểm vốn có ở loài vật: Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế (râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen), hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn mang đặc điểm của con người:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy ngẫm và phản hồi 7 Video hướng dẫn giải Câu 7 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống? Phương pháp giải: Đây là câu hỏi mở, em suy nghĩ dựa trên hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn vì họ chưa có nhiều hiểu biết về cuộc đời. - Trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Qua trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm rằng: - Những người ở lứa tuổi mới lớn thường dễ phạm phải những sai lầm, tuy nhiên chúng ta nên có cái nhìn bao dung, và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ và tha thứ để họ bước qua lỗi lầm - Trước những lỗi lầm mắc phải trong cuộc sống, chúng ta cần phải tích cực nhận sai và sửa sai, đồng thời không tái phạm Dế Mèn là một chàng thanh niên mới lớn, khi sống trong một thế giới nhỏ bé, xung quanh toàn những con vật hiền lành nên đã trở nên kiêu căng, ngạo mạn. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn. Tuy nhiên, trước những lỗi lầm, Dế Mèn đã nhận ra sai lầm và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|