Soạn bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đánh thức trầu SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiếtSoạn bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đánh thức trầu chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và tìm ý. Lời giải chi tiết: Cách 1 Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cậu bé đã nói với trầu: “Trầu ơi hãy tỉnh lại Các câu thơ cho em biết điều đó là: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại Chi tiết "mở mắt xanh ra nào" cho thấy cậu bé muốn trầu mở đôi mắt mình ra, nhìn thấy mình, thấy hành động của mình. Cậu tin chắc rằng trầu có khả năng nhìn nên mới nói chuyện như vậy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu? Phương pháp giải: Trầu là vật vô tri, nhưng cậu bé xưng hô thân thiết như thế thể hiện điều đặc biệt trong tình cảm. Từ đó rút ra tình cảm của cậu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, thân mật, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết giống như những người bạn của cậu bé với cây trầu. Cách xưng hô "mày", "tao" và việc lặp lại các lời "đánh thức trầu" thể hiện tình cảm thân thiết, yêu thương của cậu bé dành cho cây trầu. Cậu xem cây trầu như một người bạn thân thiết, cần phải nói chuyện nhẹ nhàng, cần phải có sự đồng ý của trầu thì mới hái lá.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào? Phương pháp giải: Xét xem thái độ và tình cảm của các nhân vật trong bài thơ trên. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng. - Điều này đã cho thấy những người dân quê rất yêu quý thiên nhiên, họ cho rằng thiên nhiên cỏ cây cũng đáng được yêu thương và trân trọng như con người vậy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”, điều này cho thấy cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn. - Khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng như bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin "hái vài lá" vì: theo dân gian, ban đêm lá trầu sẽ "ngủ" như người, nếu như hái mà không đánh thức trầu trước thì trầu sẽ bị lụi vì giật mình và sợ, nên phải gọi trầu tỉnh trước rồi hái vài lá thôi - Điều này cho thấy người dân quê đối xử với cây cối trong vườn một cách bình đẳng, giàu tình yêu thương và tôn trọng như đối xử với con người
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”? Phương pháp giải: Đây là câu hỏi mở, em suy nghĩ và trả lời theo quan điểm của mình. Lời giải chi tiết: Cách 1 Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn, tất cả vạn vật đều sống hòa hợp với nhau. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài. HocTot.Nam.Name.Vn
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài” không hoàn toàn chính xác. Tất cả các loài sống trên trái đất đều có một vai trò, trách nhiệm riêng và cùng hỗ trợ để phát triển. Con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Cách trả lời 1: Em cho rằng quan niệm "Con người là chúa tể của muôn loài" là quan niệm sai lầm, nên em hoàn toàn không đồng ý với quan điểm đó. Bởi vì, trên thế giới này, các loại sinh vật đều có quyền được sống như nhau. Mỗi loài sinh vật đều có cộng đồng, cuộc đời của mình. Chúng ta sống với chúng trong chuỗi các mắt xích liên hệ trực tiếp với nhau. Cùng giúp đỡ nhau tồn tại và phát triển. Con người cũng là một động vật cấp cao, cũng thuộc về tự nhiên nên không hề có quyền khống chế bất kì sinh vật nào trên trái đất Cách trả lời 2: Em không hoàn toàn đồng ý với quan niệm "Con người là chúa tể của muôn loài". Bởi vì theo lời thơ thì con người và trầu - đại diện cho muôn loài là bạn bè bình đẳng của nhau. Hai bên cùng giúp nhau tồn tại. Con người tôn trọng muôn loài, cây cối, đối xử với chúng bình đẳng và yêu thương như giữa con người với nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|