Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều siêu ngắn

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ siêu ngắn Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị và Đọc hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Chuẩn bị 1

Trả lời câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản, xác định câu chuyện kể về việc gì và kể về ai?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Chuẩn bị 2

Trả lời câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến các phương thức tự sự và miêu tả.

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố tự sự trong văn bản:

+ Kể lại một đêm không ngủ của Bác, những hành động yêu thương của bác cho các chiến sĩ.

+ Kể lại cuộc trò chuyện của Bác và anh đội viên.

- Yếu tố miêu tả trong văn bản: “trời khuya”, “Bác trầm ngâm”, “mưa lâm thâm”, “người Cha mái tóc bạc”,…

=> Tác dụng của những yếu tố tự sự, miêu tả: hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác.

Chuẩn bị 3

Trả lời câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Chú ý các hình thức nghệ thuật nổi bật của văn bản.

Chỉ ra ý nghĩa bài thơ và những nhận thức, tình cảm của ems au khi đọc.

Lời giải chi tiết:

- Một số đặc sắc về nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, gần gũi với dân ca, tạo nên sắc thái

+ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc

+ Giọng điệu thành kính, thiết tha

- Ý nghĩa và nhận thức: Văn bản tái hiện lại tình yêu thương, sự quan tâm của Bác Hồ dành cho các chiến sĩ bộ đội => thêm yêu, thêm kính trọng và ngưỡng mộ vị cha gia kính yêu của dân tộc.

Chuẩn bị 4

Trả lời câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Em có thể tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

- Minh Huệ (03/10/1927) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

- Đêm nay Bác không ngủ (1951) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Đọc hiểu 1

Trả lời câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức từ láy và nêu tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai

Lời giải chi tiết:

- Từ láy: “trầm ngâm", "lâm thâm", "xơ xác"

- Tác dụng: làm tăng giá trị biểu cảm và miêu tả cho khổ thơ, làm cho đoạn thơ hiện lên đặc sắc hơn.

Đọc hiểu 2

Trả lời câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ dòng thơ “Người cha mái tóc bạc” và tìm biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

- Dòng thơ số 11 nổi bật với biện pháp tu từ ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc => Tác giả lấy hình ảnh người cha để nói về Bác Hồ, đó là phép ẩn dụ phẩm chất.

- Tác dụng: gợi nhiều liên tưởng cho người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ trong một đêm rừng ở chiến khu Việt Bắc. Đó là sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người con trong gia đình.

Đọc hiểu 3

Trả lời câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ (6) và đoạn (7) để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ?

Bác có lạnh lắm không?

- Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc.

* Tác dụng của các dấu gạch đầu dòng:

- Tạo nên đoạn hội thoại giữa Bác Hồ và anh đội viên => nhấn mạnh tình cảm của Bác Hồ đối với các bộ đội ta.

- Tạo nên yếu tố tự sự khiến cho bài thơ trở nên hấp dẫn, một bài thơ nhưng các sự việc lại diễn ra như một câu chuyện đang được kể lại.

Đọc hiểu 4

Trả lời câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Chú ý các từ ngữ này trong câu thơ thứ 39, 40.

Lời giải chi tiết:

- Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh/ chòm râu im phăng phắc có hai từ láy "đinh ninh", "phăng phắc".

- Hai từ láy này có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác: khắc hoạ được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ => lí do Bác không ngủ vì đang tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao.

Đọc hiểu 5

Trả lời câu 5 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Chú ý đọc khổ thơ từ câu 53 – 56.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ này thể hiện tâm trạng yêu thương, lo lắng của Bác đối với các anh chiến sĩ đang chiến đấu vì quê hương.

Đọc hiểu 6

Trả lời câu 6 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc hai khổ thơ cuối và chú ý cách gieo vần.

Lời giải chi tiết:

Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối: chữ cuối dòng 2 vần với chữa cuối dòng 3 (hồng-mông), khổ cuối đặc biệt hơn: chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4 (tình- Minh).

CH cuối bài 1

Trả lời câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Chú ý phần mở đầu bài thơ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ có nhân vật: anh đội viên và bác Hồ

- Hoàn cảnh xuất hiện ở chi tiết:

                                                                 Thấy trời khuya lắm rồi

                                                                 Lặng yên bên bếp lửa

                                                                 Ngoài trời mưa lâm thâm

                                                                 Mái lều tranh xơ xác

- Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian:

       Đêm nay ở chiến khu, ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh hiện ra trước mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên khẽ hỏi: "Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?". Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm: "Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc". Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu: không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của anh đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công, thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.

CH cuối bài 2

Trả lời câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và liệt kê lại các ý.

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:

+ Bác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người.

                                                                   Rồi bác đi dém chăn

                                                                   Từng người từng người một

                                                                   Sợ cháu mình giật thột

                                                                   Bác nhón chân nhẹ nhàng. 

+ Bác nóng ruột thương đoàn dân công đang vất vả trên các nẻo đường.

                                                                  "Bác thương đoàn dân công"

 

                                                                  "Càng thương càng nóng ruột

                                                                   Mong trời sáng mau mau"

- Em thích nhất hình ảnh: Bác nhón chân, nhẹ nhàng đi đắp chăn cho từng người giống như hình ảnh người cha quan tâm đến những người con của mình.

CH cuối bài 3

Trả lời câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các dòng thơ này và tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ.

Lời giải chi tiết:

- Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ: 

+ Lo lắng cho Bác:

"Không biết nói gì hơn

Anh nằm lo Bác ốm”

+ Quan tâm, muốn Bác nghỉ ngơi:

"Anh hoảng hốt giật mình"

"Anh vội vàng nằng nặc"

+ Yêu quý, ngưỡng mộ Bác:

"Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác"

- Em thích nhất chi tiết: "Không biết nói gì hơn/ Anh nằm lo Bác ốm/ Lòng anh cứ bề bộn", chi tiết này thể hiện tình cảm mà anh đội viên dành cho Bác giống như tình cảm của một người con dành cho cha của mình.

CH cuối bài 4

Trả lời câu 4 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ và đếm số lần lặp lại của câu thơ.

Lời giải chi tiết:

- Câu thơ được nhắc lại 3 lần trong bài thơ.

- Việc nhắc lại câu thơ "Đêm nay Bác không ngủ" muốn thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Nhà thơ muốn mọi người hiểu về tấm lòng bao la cũng như tính cách của Bác.

CH cuối bài 5

Trả lời câu 5 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về miêu tả.

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ cho yếu tố miêu tả:

+ "Vẻ mặt Bác trầm ngâm

    Ngoài trời mưa lâm thâm

    Mái lều tranh xơ xác"

 + "Bác nhón chân nhẹ nhàng"

 + "Bóng bác cao lồng lộng 

     Ấm hơn ngọn lửa hồng"

- Tác dụng: nhấn mạnh những gian khó nơi chiến khu, qua đó làm nổi bật hình ảnh vĩ đại của vị cha già kính yêu và toát lên tình yêu thương bao la của Người dành cho chiến sĩ.

CH cuối bài 6

Trả lời câu 6 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đối chiếu so sánh đoạn văn trên với bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

- Khác nhau:

+ Hình thức: 1 bài là văn xuôi, 1 bài diễn đạt bằng thơ

+ Nội dung: Bài thơ là anh đội viên kể về một đêm Bác không ngủ ấy (góc nhìn của anh đội viên) còn bài văn trên theo ngôi kể thứ ba, chỉ là Minh Huệ nghe kể lại.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close