Phương pháp luận lịch sửSự thất bại, hay ít nhất, sự không thỏa đáng của lý luận về tăng trưởng tri thức khoa học của K. Pốppơ đã bộc lộ rõ ràng. Và giờ đây đã xuất hiện yêu cầu bức thiết tìm kiếm những con đường mới để xây dựng lôgíc và phướng pháp luận của khoa học Sự thất bại, hay ít nhất, sự không thỏa đáng của lý luận về tăng trưởng tri thức khoa học của K. Pốppơ đã bộc lộ rõ ràng. Và giờ đây đã xuất hiện yêu cầu bức thiết tìm kiếm những con đường mới để xây dựng lôgíc và phướng pháp luận của khoa học. Vai trò quan trọng đó ở phương Tây thuộc về T. Kun, I. Lakatốt, p. Phâyraben, s. Tunmin, Gi. Gatsi... Có thể nói rằng, hiện nay các công trình của họ đã góp phần quy định một trong những xu hướng cơ bản của việc hoàn thiện phương pháp luận của khoa học và phương pháp luận của lịch sử khoa học ở phương Tây. Mặc dù những tác giả trên có nhiều chỗ khác nhau, nhưng họ có những điểm chung tạo thành cơ sở tạm gọi là mô hình phương pháp luận mang tính lịch sử của khoa học. Thực chất của biến cố mà các đại biểu của trào lưu này đã tạo ra là ở chỗ không những họ nêu cao khẩu hiệu chủ nghĩa lịch sử, mà còn đề ra những chương trình thực hiện những nguyên tắc của chủ nghĩa lịch sử nữa. Trong khi tri thức chương trình này, mặc dù một số mặt của khoa học và sự phát triển, của nó đã được lý giải một cách sâu hơn, nhưng những người cầm đầu trường phái hậu thực chứng chủ nghĩa vẫn chưa vượt khỏi những vật cản như chủ nghĩa quy ước, chủ nghĩa ,hiện tượng và chủ nghĩa tương đối phương pháp luận. Hãy đi vào một số tác giả. Tômát Kun (Thomas Kuhn) đã cố gắng khẳng định quan điểm lịch sử về tri thức khoa học trong một bức tranh khoa học được miêu tả như một quá trình thay thế không ngừng những thời kỳ phát triển bình thường bằng những cuộc đảo lộn cách mạng. Cách mạng khoa học sẽ thay thế một hệ chuẩn này bằng hệ chuẩn khác. Khái niệm cơ bản trong luận điểm của Kun là khái niệm hệ chuẩn (hay ma trận bộ môn). Xét một cách chung nhất, hệ chuẩn là một tập hợp những nguyên tắc, khái niệm, luận đề phương pháp luận (có thể gồm cả triết học) quy định lĩnh vực nghiên cứu, đổi tượng khảo sát và các vấn đề, các nhiệm vụ mà các nhà khoa học chuyên ngành sẽ phải giải quyết. Một "hội khoa học" được hình thành trên cơ sở của việc chấp nhận hệ chuẩn đó, coi nó như là mẫu mực, tiêu chuẩn hoạt động của mình. I.Lakatốt (I.Lakatos) đưa ra một phương án khác về mô hình phương pháp luận lịch sử của tri thức khoa học nhằm cải tạo một cách duy lý lịch sử khoa học bằng cách thay sơ đồ của Pốppơ bằng một sơ đồ đa tuyến, phức tạp hơn. Đơn vị cấu trúc, động lực cơ bản của mô hình này là "chương trình nghiên cứu khoa học" gồm "hạt nhân rắn", "vành đai bảo vệ" và tổng thể các quy tắc phương pháp luận. Các quy tắc phương pháp luận được chia thành hai loại: nhóm quy tắc "gợi mở khẳng định" chỉ ra những con đường nghiên cứu có triển vọng nhất; và nhóm quy tắc "gợi mở phủ định" chỉ ra những phương hướng nghiên cứu cần tránh. Những quy tắc gợi mở khẳng định cấu thành hạt nhân rắn là những nguyên tắc bất biến không thể bị bác bỏ (tương tự như hệ chuẩn của Kun). Vành đai bảo vệ có nhiệm vụ duy trì hạt nhân rắn tạo cho nó không bị bác bỏ, nhưng bản thân nó thì biến đối và được hoàn thiện nhờ quy tấc "gợi mở khẳng định". Chương trình là tiến bộ khi sự tăng trưởng của nó về mặt lý thuyết vượt trưôc sự tăng trưởng của nó về mặt kinh nghiệm, và lạc hậu khi tăng trưởng lý thuyết bị chậm trễ so với tăng trưởng của kinh nghiệm. P. Phâyraber. (P. Feierabend) là đại biểu của phái "cấp tiến tả" thuộc trường phái lịch sử về phương pháp luận của khoa học. Chủ nghĩa cấp tiến của ông thể hiện ở việc phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc cũng như ở quan niệm phương pháp luận. Mục tiêu mà ông phê phán chủ nghĩa thực chứng mới là hai luận đề quan trọng sau đây của chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc: luận đề về tính diễn dịch của các lý thuyết hay là tính phù hợp giữa các lý thuyết đó, và nguyên tắc bất biến về nghĩa của các thuật ngữ có mặt trong các lý thuyết khác nhau. Nguyên tắc trên dẫn tới sự đình trệ của nhận thức khoa học bởi vì nó đòi hỏi sự phù hợp giữa lý thuyết cũ và mới trong khi điều đó không thể có được. Nguyên tắc về tính bất biến nghĩa của các thuật ngữ thực chất là hệ quả của luận thuyết về hai ngôn ngữ khoa học của chủ nghĩa thực chứng mới - ngôn ngữ kinh nghiệm và ngôn ngữ lý thuyết, Phâyraben cho rằng, không thể có bất một nghĩa nào khác của các thuật ngữ ngoài cái nghĩa được xác định bởi các tiền để của lý thuyết tương ứng. Ý nghĩa của những thuật ngữ của các lý thuyết không những không bất biến, mà còn không so sánh được với nhau. Định để của Phâyraben về tính không thông ước giữa các lý thuyết đối lập dẫn tới chỗ giữa chúng không có cái gì chung cả, và như vậy không thể so sánh chúng với nhau. Việc tạo nên những lý thuyết cạnh tranh với nhau để lựa chọn sẽ ngăn chặn chủ nghĩa giáo điều vì sự trì trệ trong khoa học. Những định đề trên được Phâyraben đẩy tới cực điểm tạo thành một chủ nghĩa đa nguyên phương pháp luận và thành cái mà ông gọi là "tri thức học hỗn loạn", ông kết luận rằng, tính "hỗn loạn" tức tính nhiều vẻ của những ý kiến là một tất yếu của phương pháp luận trong khoa học và triết học. Chủ nghĩa đa nguyên phương pháp luận, tri thức học hỗn loạn đã đặt vấn đề cho việc tiếp cận tong hợp nhiều chiều, nhiều kích thước của phương pháp lịch sử. Sự truyền bá rộng rãi những tác phẩm độc đáo của Phâyraben ở phương Tây, ngoài nguyên nhân do chủ nghĩa "hỗn loạn” của nó gây nên, phải nói thêm rằng nó còn thu hút người đọc bởi xu hướng nhân đạo chủ nghĩa. Phâyraben coi khoa học như một phương tiện phát triển nhân cách và tiền đề sáng tạo của con người. Mặc đù có nhiều đổi mới nhằm khắc phục những sai lầm của chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa hậu thực chứng vẫn tiếp tục đường lối thủ tiêu thế giới quan triết học. Nhưng khi mô tả tình hình của chủ nghĩa thực chứng ở Mỹ, nhiều nhà viết lịch sử triết học ở phương Tây thường nêu lên những mệnh đề như: "những sự biến đổi mới", "xu hướng mới" thể hiện ở việc phục hồi lại siêu hình học được gọi là "siêu hình học mới". Những tư tưởng đại loại nhằm khôi phục địa vị của siêu hình học có thể bắt gặp ở các nhà thực chứng lôgíc: H. Bécman (H. Bergman), V. Senla (W. Sellars), H. Phây (H. Fligl); ở các nhà phân tích thực dụng chủ nghĩa: V. Quaintí (W. Quine), M. Hoaitơ (M. White.); ở các đại biểu của trường phái phân tích ngôn ngữ: P. Strasơn (P. Strawson); và những nhà hậu thực chứng chủ nghĩa: từ K. Pôppơ đến T. Kun, I.Lakatốt, T. Agatsi, M.Vatốpsky; ở những người cuồng nhiệt với "chủ nghĩa duy vật khoa học"; Gi. Sma J.Smart), P.Rôty. Việc đề xuất những yêu cầu như trên đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong tư duy của các nhà triết học mang truyền thống duy khoa học. Tuy nhiên, việc các nhà hậu thực chứng quay lại những "vấn đề muôn thuở" đã kéo theo việc tái sinh những mâu thuẫn cũ và xuất hiện những mâu thuẫn mới, đồng thời mối bất đồng chung quanh câu hỏi: triết học là gì ? vẫn tiếp tục kéo dài. Để chứng minh cho "sự định hướng lại" của việc tái lập siêu hình học, các nhà hậu thực chứng nêu lên khuyết điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng là việc thổi phồng vai trò của nguyên tắc kinh nghiệm chủ nghĩa. Họ cực lực phê phán quan niệm về "những dữ kiện cảm tính", điểm tựa chính của chủ nghĩa kinh nghiệm. Họ khẳng định điểm xuất phát và điểm sơ khai của nhận thức không phải là những "yếu tố cho trước trực tiếp" nào đó, cũng không phải là những "quan sát" mà là lý thuyết. Các đối tượng được bày ra trước người nhận thức đều thông qua lăng kính lý luận, được "gói ghém" bằng lý luận. Họ nói rằng, chính sự ra đời của lý luận đã diễn ra từ tiền sử xa xưa với sự hình thành những khái niệm, những phạm trù của tư duy và ngôn ngữ con người. Còn sự phát triển của nó đã xảy ra trên cơ sở sự tương tác của cá nhân với hiện thực chung quanh, là "dữ kiện ban đầu" giúp con người tri giác được các hiện tượng, các sự kiện, giúp cho sự hình thành tri thức. Vì vậy, không thể chấp nhận quan điểm xem xét hiện thực ở ngoài lý luận. Nhưng toàn bộ siêu hình học của chủ nghĩa hậu thực chứng có xu hướng đồng nhất hóa bản thể học với khoa học, hơn nữa còn đồng nhất hiện thực với thứ ngôn ngữ mà khoa học dùng để miêu tả hiện thực. Nhiều đại biểu của chủ nghĩa hậu thực chứng, trên lời nói, thừa nhận tam quan trọng của bản thể học, nhưng họ không sao đi tới học thuyết về bản thể, không làm rõ đặc thù đối tượng của bản thể học, và như vậy, không thấy được những chức năng riêng vốn có của nó, trước hết là chức năng thế giới quan của triết học. Vatốpsky (Wartofski) là một trong những đại biểu nổi tiếng nhất của xu hướng phục hồi siêu hình học trong chủ nghĩa hậu thực chứng. Ông đã quan tâm tới xu hướng nghiên cứu quy trình phát sinh tri thức siêu hình học. Quả thực, chỉ có quan điểm lịch sử mới có khả năng soi sáng việc tìm kiểm những nguồn gốc phát sinh của siêu hình học. Thiếu những điều kiện đó, sẽ không thể hiểu dược tương quan hiện tại giữa tri thức siêu hình học và tri thức khoa học cụ thể. Ông có ý đồ xem xét mối liên hệ lịch sử giữa siêu hình học với những đặc điểm đặc thù và sâu sắc nhất của lương trí (ở đây Vatốpski đã đi theo truyền thống triết học cổ điển). Cuối cùng, những chức năng của siêu hình học đã được ông nêu lên như: chính xác hóa các khái niệm và quan niệm của lương tri, phê phán các cơ sở của khoa học cũng như các luận điểm cơ bản của khoa học, thực hiện chức năng gợi mở, xây dựng các mô hình cơ bản của nhận thức khoa học v.v.. Tuy vậy, Vatốpki vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp cho vấn đề đã được đặt ra. Nguyên nhân của vấn đề như sau: ông chỉ đề ra nhiệm vụ phát biểu những luận đề sơ bộ về siêu hình học với tính cách là khoa học gợi mở. Hơn nữa, về siêu hình học, ông không xác định được nghĩa chính xác của thuật ngữ siêu hình học mà ông dùng (để khỏi lẫn lộn với rất nhiều nghĩa khác nhau trong lịch sử triết học cũng như trong tài liệu triết học hiện đại), ông cũng không giải quyết được những vấn đề triết học cơ bản và tính chất của những mệnh đề siêu hnh học (các tiêu chuẩn về tính chân thực của chúng, những hình thức liên hệ với những mệnh đề kinh nghiệm, V.V.). Thiếu điều đó thì không thể xác định được vai trò gợi mở của siêu hình học trong khoa học. Đến đây ta thấy các công trình của các tác giả thuộc trường phái lịch sử trong phương pháp luận của khoa học đã chiếm một vị trí rõ rệt trong Những nghiên cứu Bôstôn về triết học của khoa học. Trào lưu này đã tạo ra khả năng xây dựng một loạt những mô hình cụ thể, lý thú của cấu trúc và sự phát triển của khoa học. HocTot.Nam.Name.Vn
|