Chủ nghĩa duy lý mớiDựa vào sự phát triển của khoa học tự nhiên, G. Basơla (G. Bachelard) đã đặt vấn đề rằng, mọi triết học đều đi tới phá sản và cần thay thế bằng tri thức học. Dựa vào sự phát triển của khoa học tự nhiên, G. Basơla (G. Bachelard) đã đặt vấn đề rằng, mọi triết học đều đi tới phá sản và cần thay thế bằng tri thức học. Phạm trù (xấp xỉ gần đúng) là phạm trù có tính chất quyết định đối với tri thức học của ông. Ngay từ tác phẩm Tiểu luận về nhận thức gần đúng (1927) đến các tác phẩm sau này, ông đều phát triển tư tưởng về nhận thức gần đúng đó. Tư tưởng về "xấp xỉ gần đúng" không phải chỉ bắt đầu ở Basơla, mà đã có ở nhiều nhà triết học trước ông, như Becson... Nhưng một đặc điểm trong học thuyết của ông là ở chỗ, ông đã mở rộng và cải biến tư tưởng đó. Ông cho rằng, xấp xỉ gần đúng có một vai trò quan trọng có tính chất trung tâm trong tri thức học. Như vậy, đối với Basơla, xấp xỉ gần đúng đã trở thành cái tuyệt đối và luận đề đó cũng đủ nói lên sự phát triển tri thức học của Basơla hướng theo chủ nghĩa tương đối, một khuynh hướng của triết học tư sản hiện đại. Basơla cho rằng, xấp xỉ gần đúng có nhiều thứ bậc. Khoa học hiện đại đã đi vào thời kỳ của xấp xỉ gần đúng thứ hai được đánh dấu bằng những bước tiến kỳ lạ bất ngờ trong sự hoàn thiện kỹ thuật vi thực nghiệm, sự quan sát, đo lường, kiểm nghiệm, v.v. lý thuyết tương đối là một thí dụ nổi bật của xấp xỉ gần đúng thứ hai đó. Để quá độ từ xấp xỉ gần đúng thứ nhất sang xấp xỉ gần đúng thứ hai, theo Basơla, phải có vai trò điều chỉnh của con người, bởi vì mọi nhận thức khoa học đều là sự điều chỉnh đối với nhận thức trước đó đã biểu lộ như một sai lầm. Sự điều chỉnh Basơla được hiểu như là lý luận và sự hình thành những khái niệm mới bằng cách giả hóa hệ thống những khái niệm cũ để cho cái mới được "nổi lên". Một khi người ta còn ở trong cùng một trật tự của xấp xỉ gần đúng thì tức là chưa có sự điều chỉnh. Cho nên sự điều chỉnh gắn liền chặt chẽ với sửa đổi sự xấp xỉ gần đúng, với sự thay đổi phương pháp, với sự thay đổi về lý luận. Như vậy, đối với Basơla, không phải sự tiến bộ trong sự xấp xỉ gần đúng dẫn tới sự tiên bộ trong sự điều chỉnh, mà trái lại, chính là sự điều chỉnh lại xuất hiện như là động cơ của cách mạng khoa học. Basơla đã lý giải những sai lầm đó trong lịch sử bằng một lý luận nổi tiếng về "cản trỏ tri thức học". Vê' bản chất, lý luận đó có tính chất tâm lý và phi lịch sử khi nó bàn về những "bản năng" của tinh thần. Ông đã để xuất "tâm phân học về nhận thức khách quan" và những nghiên cứu về "tâm lý học về tinh thần khoa học". Người ta bắt gặp tư tưởng đó của Basơla trong hầu hết các tác phẩm của ông. Cách nhìn của Basơla về sự sắp xếp, về sự hình thành những lý luận về chất lượng trừu tượng trong toán học và vật lý học thể hiện rõ trong việc ông nhấn mạnh vào tính chất hiện tượng - kỹ thuật của những môn vật lý học và vai trò quy nạp của toán học hiện đại. Ở đây, Basơla đã dùng chữ "quy nạp" theo cách hiểu riêng của ông, chứ không theo cách hiểu của các nhà triết học, các nhà khoa học trước đây như Arixtốt, Bêcơn, Poăngcarê V.V.. Theo ông, quy nạp đồng nghĩa với xây dựng, với phát minh ra một "hiện thực khoa học". Quả thực, khoa học ngày nay đã đi vào một thời kỳ mới: nó không chỉ lấy một hiện tượng bên ngoài, khách quan, làm đối tượng nghiên cứu, mà còn dựa vào những hiện tượng nhân tạo. Vì vậy, tinh thần khoa học mới không chỉ bằng lòng với việc phân tích, giải thích, tiên đoán, diễn dịch những sự kiện và hiện tượng tự nhiên, mà còn đổi mới sức mạnh của sự thực hiện đó, Basơỉa tìm thấy sự độc lập của vật lý, toán học đối với vật lý học thực nghiệm. Luận đề về quy nạp, về sức mạnh của sự thực hiện đã được Basơla mở rộng thành lý luận về tưỏng tượng, về "khả năng phát sinh" được coi như dấu hiệu của tư duy con người trong tất cả mọi lĩnh vực của văn hóa. Những quan điểm trên của Basơla có quan hệ với cuộc đấu tranh lớn của thời kỳ trong lĩnh vực vật lý học vĩ mô. Nói chung, Basơla đã đứng về phía những người ủng hộ thuyết không quyết định trong vật lý học vi mô của trường phái Copenhague nhàm phê phán "chủ nghĩa công cụ", "chủ nghĩa hiện thực". Tóm lại, người ta có thể nắm được luận đề trung tâm của tri thức học của Basơla trong tác phẩm Tiểu luận và trí thức gần đúng (1927) như sau: cơ sở làm đã cho chúng ta trình bày hiện thực ỉà một "tổ chức nhất định của tri thức", "một chủ nghĩa hiện thực Platôn đích thực về những quá trình - tri thức học". Basơla hiểu chủ nghĩa hiện thực Piatôn là tri thức phải tất yếu qua sự trung gian của "những hành vi tri thức học" và hoàn toàn phải tuân theo những hành vi tri thức học đó. Hành vi tri thức học, theo nhà triết học Pháp, là tất cả các phương tiện được đem ra sử dụng trong quá trình giành lấy tri thức khoa học cùng các trí tuệ (phán đoán, những khái niệm, những giả thuyết, những phương pháp duy lý lẫn những phương tiện vật chất). Đương nhiên, luận đề đó là đúng. Nhưng, người ta vẫn chưa thấy ở ông một người chống thực chứng, chính vì ông gần gũi nó khi coi trung gian đó là bản chất của tri thức. HocTot.Nam.Name.Vn
|