Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

Tóm tắt mục II. Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX

* Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản

- Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:

+ Sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Giai cấp công nhân In-đô-nê-xia tăng nhanh về số lượng và ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị; chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở In-đô-nê-xia => đưa đến sự thành lập của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (tháng 5/1920).

- Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a đã lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng đấu tranh => đưa phong trào cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước. Tiêu biểu: khởi nghĩa vũ trang ở Giava và Xumatơra (1926 - 1927).

- Kết quả: Thất bại.

* Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Từ năm 1927, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc In-đô-nê-xi-a đứng đầu là Ác-mét Xucácnô.

- Chủ trương, đường lối đấu tranh:

+ Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc.

+ Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.

=> Phong trào đấu tranh phát triển mạnh, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Mục 2

2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX

* Đầu thập niên 30

- Phong trào lên cao và lan rộng khắp các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của các thủy binh ở cảng Su-ra-bay-a.

=> Phong trào bị thực dân Hà Lan đàn áp đã dã man, Đảng Dân tộc bị khủng bố và bị đặt ra ngoài pháp luật.

* Cuối thập niên 30

- Phong trào cách mạng của nhân dân In-đô-nê-xi-a phát triển mạnh mẽ.

- Mặt trận thống nhất chống phát xít với tên gọi chính thức là Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a được thành lập, đứng đầu là A.Xucácnô.

A.Xu-cac-nô

- Tháng 12/1939, Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a đã triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân, biểu thị sự thống nhất dân tộc. Đại hội đã thông qua nghị quyết về ngôn ngữ, quốc kì, quốc ca.

- Tháng 9/1941, Hội đồng nhân dân In-đô-ne-xi-a được thành lập, bày tỏ nguyện vọng muốn hợp tác với chính quyền thực dân để chống phát xít Nhật song bị thực dân Hà Lan từ chối.

ND chính

Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX, và thập niên 30 của thế kỉ XX.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close