Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939)Tóm tắt mục II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939) II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939) 1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 - 1929 * Nguyên nhân - Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh sống cùng cực. - Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922. * Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922) - Lãnh đạo: Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gan-đi. - Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. (tẩy chay hàng Anh, không nộp thuế, …) - Lực lượng tham gia: học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh, không nộp thuế. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập. Góp phần thúc đẩy làm sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển hơn nữa. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 - 1939 * Nguyên nhân: - Do những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của Ấn Độ. * Nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 - 1939: - Phong trào do Gan-đi và Đảng Quốc đại khởi xướng. - Gan-di phát động những chiến dịch bất hợp tác: đầu năm 1930 và tháng 12 - 1931. - Thực dân Anh tiến hành khủng bố, đàn áp nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi động và lan rộng trong cả nước, thành lập được Mặt trận thống nhất trên thực tế. - Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phong trào cách mạng Ấn Độ chuyển sang thời kì mới. ND chính
Sơ đồ tư duy Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939) HocTot.Nam.Name.Vn
|