Phần Tri thức tổng quát trang 61 Chuyên đề học tập Văn 12 - Kết nối tri thứcKhi nói về vấn đề trường phái văn học, vì sao bên cạnh thuật ngữ trường phái văn học, các thuật ngữ khác như khuynh hướng văn học, dòng văn học, trào lưu văn học,... cũng thường được đồng thời nhắc tới?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Phần tri thức tổng quát trang 61 Chuyên đề học tập Văn 12 Kết nối tri thức Khi nói về vấn đề trường phái văn học, vì sao bên cạnh thuật ngữ trường phái văn học, các thuật ngữ khác như khuynh hướng văn học, dòng văn học, trào lưu văn học,... cũng thường được đồng thời nhắc tới? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần lý thuyết tri thức tổng quát để giải thích vấn đề này. Lời giải chi tiết: Khi nói về vấn đề trường phái văn học, bên cạnh thuật ngữ trường phái văn học, các thuật ngữ khác như khuynh hướng văn học, dòng văn học, trào lưu văn học,... cũng thường được đồng thời nhắc tới, bởi vì thuật ngữ trường phái văn học có những điểm giao thoa với các thuật ngữ khác hư nhóm (hay câu lạc bộ) văn học, khuynh hướng văn học, dòng văn học và trào lưu ăn học. Điều này dẫn đến quan niệm cho rằng thuật ngữ trường phái văn học có thể Lược hiểu theo những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, gười ta đã trình bày về trường phái văn học như về khuynh hướng, dòng, trào lưu ăn học hoặc ngược lại, do trường phái nào cũng chủ trương một khuynh hướng sáng tác riêng, tạo thành một dòng, thậm chí một trào lưu lớn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn bộ nền văn học hoặc thời đại văn học. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Phần tri thức tổng quát trang 61 Chuyên đề học tập Văn 12 Kết nối tri thức Giữa phong cách sáng tác của một trường phái văn học và phong cách nghệ thuật của từng nhà văn thuộc trường phái đó có mối quan hệ như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần tri thức tổng quan để làm rõ mối quan hệ giữa phong cách sáng tác của một trường phái văn học và phong cách nghệ thuật của từng nhà văn thuộc trường phái đó. Lời giải chi tiết: Giữa phong cách sáng tác chung của trường phái văn học không mâu thuẫn hay loại trừ phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn thuộc trường phái đó. Chính phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn đã làm nên sức sống thực sự cho phong cách sáng tác chung của trường phái giúp nó phần nào thoát khỏi tình trạng khô cứng, giáo điều. Tuy nhiên, một số nét trong phong cách nghệ thuật riêng của nhà văn vừa có thể tạo tiền đề cho bước phát triển mới của phong cách chung, vừa dẫn đến sự giải thể của phong cách trường phái, mở đường cho sự ra đời của những trường phái mới, làm nên sự vận động không ngừng của đời sống văn học. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Phần tri thức tổng quát trang 61 Chuyên đề học tập Văn 12 Kết nối tri thức Vì sao khi nói về phong cách sáng tác của một trường phái văn học, cần phải quan tâm trình bày các "biến thể của nó ở những thể loại khác nhau? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần kiến thức tổng quan về phong cách sáng tác của trường phái văn học để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Khi nói về phong cách sáng tác của một trường phái văn học, cần phải quan tâm trình bày các "biến thể” của nó ở những thể loại khác nhau vì ở mỗi một thể loại cụ thể, phong cách sáng tác của trường phái có một biểu hiện đặc thù.Điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải áp dụng những tiêu chí đánh giá khác nhau với những sáng tác thuộc từng thể loại như tiểu thuyết, thơ, kịch, hí,.. dù chúng cùng thuộc một trường phái văn học. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 Phần tri thức tổng quát trang 61 Chuyên đề học tập Văn 12 Kết nối tri thức Hiện tượng trường phái trong văn học Việt Nam hiện đại có những đặc điểm gì đáng lưu ý? Phương pháp giải: Đọc kĩ tri thức tổng quan về phong cách sáng tác của một số trường phái văn học tiêu biểu để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Hiện tượng trường phái trong văn học Việt Nam hiện đại có những đặc điểm: - Văn học Việt Nam không có trường phái cổ điển. - Trong văn học Việt Nam, mặc dù khuynh hướng hiện thực đã xuất hiện ở một số sáng tác của thời trung đại và hiện đại nhưng điều đó vẫn chưa cho phép khẳng định sự hiện diện của trường phái hiện thực. - Từ đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học phương Tây đã được nhiều nhà văn, nhà thơ tiếp nhận với sự hào hứng đặc biệt để tạo nên những hiện tượng nổi bật là phong trào Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
|