Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XXGiải bài tập câu hỏi thảo luận trang 140 SGK Lịch sử 11 Đề bài Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Phương pháp giải - Xem chi tiết Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 138-140 để trả lời Lời giải chi tiết Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Bên cạnh việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội còn xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới. * Giai cấp cũ: - Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa. + Một bộ phận nhỏ trở nên rất giàu có, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân. + Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp. - Giai cấp nông dân: + Chiếm đa số trong xã hội, bị chèn ép, áp bức nặng nề. + Một số nông dân bị mất đất, phải ra các thành phố, các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm. * Tầng lớp, giai cấp mới: - Giai cấp công nhân: + Xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,… + Lực lượng công nhân thời kì này còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,…) - Tầng lớp tư sản: xuất thân từ những sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản. - Tầng lớp tiểu tư sản: gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công. => Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới. HocTot.Nam.Name.Vn
|