Lý thuyết về nghiệm của đa thức một biếnNếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức P(x). 1. Các kiến thức cần nhớ Định nghĩa nghiệm đa thức một biến: 2. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Kiểm tra xem x=a có là nghiệm của đa thức P(x) hay không? Dạng 2: Tìm nghiệm của đa thức Dạng 3: Chứng minh đa thức không có nghiệm 3. Sơ đồ tư duy 4. Các bài tập vận dụng 1. Các kiến thức cần nhớ![]() Định nghĩa nghiệm đa thức một biến:Nếu tại x=a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x=a) là một nghiệm của đa thức đó. Ví dụ: Tìm nghiệm của đa thức P(y)=2y+6 Giải Từ 2y+6=0⇒2y=−6⇒y=−62=−3 Vậy nghiệm của đa thức P(y) là –3. Số nghiệm của đa thức một biến Một đa thức (khác đa thức không) có thể có 1,2,3,...,n nghiệm hoặc không có nghiệm nào. Tổng quát: Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) không vượt qua bậc của nó. 2. Các dạng toán thường gặpDạng 1: Kiểm tra xem x=a có là nghiệm của đa thức P(x) hay không?Phương pháp: Ta tính P(a), nếu P(a)=0 thì x=a là nghiệm của đa thức P(x). Dạng 2: Tìm nghiệm của đa thứcPhương pháp: Để tìm nghiệm của đa thức P(x), ta tìm giá trị của x sao cho P(x)=0. Dạng 3: Chứng minh đa thức không có nghiệmPhương pháp: Để chứng minh đa thức P(x) không có nghiệm, ta chứng minh P(x) nhận giá trị khác 0 tại mọi giá trị của x. 3. Sơ đồ tư duy4. Các bài tập vận dụngCâu 1. Cho đa thức sau : f(x)=3x2+15x+12. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho: A. –9 B. 1 C. -1 D. -2 Lời giải Ta có : f(-9) = 3. (-9)2 + 15 . (-9) + 12 = 3.81 + (-135) +12 = 120 f(1) = 3. 12 +15 . 1 + 12 = 30 f(-1) = 3. (-1)2 + 15. (-1) +12 = 0 f(-2) = 3. (-2)2 + 15. (-2) + 12 = -6 Vì f(-1) = 0 nên x = -1 là nghiệm của đa thức f(x) Đáp án C Câu 2. Tập nghiệm của đa thức f(x)=(x+14)(x−4) là: A. {4;14} B. {−4;14} C. {−4;−14} D. {4;−14} Lời giải f(x)=0⇒(x+14)(x−4)=0⇒[x+14=0x−4=0⇒[x=−14x=4 Vậy tập nghiệm của đa thức f(x) là {4; –14}. Đáp án D Câu 3. Cho P(x)=−3x2+27. Hỏi đa thức P(x) có bao nhiêu nghiệm? A. 1 nghiệm B. 2 nghiệm C. 3 nghiệm D. Vô nghiệm Lời giải P(x)=0⇒−3x2+27=0⇒−3x2=−27⇒x2=9⇒[x=3x=−3 Vậy đa thức P(x) có 2 nghiệm. Đáp án B Câu 4. Cho Q(x)=ax2−3x+9. Tìm a biết Q(x) nhận –3 là nghiệm A. a = –1 B. a = –4 C. a = –2 D. a = 3 Lời giải Q(x) nhận –3 là nghiệm nên Q(–3) = 0 ⇒a.(−3)2−3.(−3)+9=0⇒9a+9+9=0⇒9a=−18⇒a=−2 Vậy Q(x) nhận –3 là nghiệm thì a=−2. Đáp án C Câu 5. Tìm nghiệm của đa thức - x2 + 3x A. x = 3 B. x = 0 C. x = 0; x = 3 D. x = -3; x = 0 Lời giải Xét - x2 + 3x = 0 ⇔ x . (-x +3) = 0 ⇔[x=0−x+3=0⇔[x=0x=3 Vậy x = 0; x = 3 Đáp án C Câu 6. Biết (x−1)f(x)=(x+4)f(x+8). Vậy f(x) có ít nhất bao nhiêu nghiệm. A. 1 B. 2 C. 4 D. f(x) có vô số nghiệm Lời giải Vì (x−1)f(x)=(x+4)f(x+8)với mọi x nên suy ra:
(1−1).f(1)=(1+4)f(1+8)⇒0.f(1)=5.f(9)⇒f(9)=0 Vậy x = 9 là một nghiệm của f(x).
Vậy x = –4 là một nghiệm của f(x). Vậy f(x) có ít nhất 2 nghiệm là 9 và –4. Đáp án B
|