Lý thuyết về điện thế - Hiệu điện thế

Điện thế. Khái niệm điện thế.

ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ

1. Điện thế 

a) Khái niệm điện thế.

 Điện thế tại một điểm đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích q. Ta gọi nó là điện thế tại M :

\(V_{M}=\dfrac{W_{M}}{q}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}\)         (5.1)

b) Định nghĩa

Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi đặt nó tại một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q :

\(V_{M}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}\)

c) Đơn vị  điện thế.

Đơn vị điện thế là Vôn, kí hiệu là V.

Trong công thức (5.1), nếu q = 1 C, AM∞  = 1 J thì V = 1 V.        

d) Đặc điểm của điện thế.

- Điện thế là đại lượng số. Trong công thức \(V_{M}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}\)  vì q  > 0 nên nếu AM∞  >0 thì V > 0. Nếu AM∞ < 0 thì VM < 0.

- Điện thế của đất và của một điểm ở vô cực thường lấy bằng 0. (Vđất = 0).

- Điện thế tại điểm M gây bởi điện tích q: \({V_M} = k\frac{q}{r}\)

- Điện thế tại một điểm do nhiều điện tích gây ra: \(V = {V_1} + {V_2} + ... + {V_M}\)

2. Hiệu điện thế

a) Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là hiệu điện thế giữa V và VN. (Hình 5.1)

UMN = VM – VN.              (5.2)

b) Định nghĩa 

Từ công thức (5.2) ta suy ra :

\(U_{MN}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}-\dfrac{A_{N\infty }}{q}=\dfrac{A_{M\infty }-A_{N\infty }}{q}\)

Mặt khác ta có thể viết AM∞ =AMN + AN∞ 

Kết quả thu được :\(U_{MN}=\dfrac{A_{MN}}{q}\)      (5.3)

Vậy hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của M và N và độ lớn của q.

Đơn vị hiệu điện thế cũng là Vôn (V).

Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm mà nếu di chuyển điện tích q = 1 C từ điểm nọ đến điểm kia thì lực điện sinh công là 1 J.

c) Đo hiệu điện thế

Người ta đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.

d)Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường 

\(U_{MN}=\dfrac{A_{MN}}{q}=Ed\) hay \(E=\dfrac{U_{MN}}{d}=\dfrac{U}{d}\)   (5.4)

Công thức này cho thấy tại sao ta lại dùng đơn vị của cường độ điện trường là Vôn trên mét (V/m).

Sơ đồ tư duy về điện thế. Hiệu điện thế

  • Câu C1 trang 26 SGK Vật lý 11

    Giải Câu C1 trang 26 SGK Vật lý 11

  • Bài 1 trang 28 SGK Vật lí 11

    Giải bài 1 trang 28 SGK Vật lí 11. Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì ? Nó được xác định như thế nào ?

  • Bài 2 trang 28 SGK Vật lí 11

    Giải bài 2 trang 28 SGK Vật lí 11. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là gì ?

  • Bài 3 trang 28 SGK Vật lí 11

    Giải bài 3 trang 28 SGK Vật lí 11. Viết hệ thức liên hệ hiệu điện thế giữa hai điểm với công do lực điện sinh ra khi có một điện tích điểm q di chuyển giữa hai điểm đó ?

  • Bài 4 trang 28 SGK Vật lí 11

    Giải bài 4 trang 28 SGK Vật lí 11. Viết hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường, nêu rõ điều kiện áp dụng hệ thức đó.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close