Lý thuyết Tập hợp Toán 6 KNTT với cuộc sốngTải vềLý thuyết Tập hợp Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... I. Tập hợp, phần tử Giới thiệu Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến. Mối quan hệ giữa tập hợp và phần tử: Tập hợp chứa phần tử (nếu có) và phần tử nằm trong tập hợp. Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ. + Ví dụ: a) Tập hợp các bạn nữ trong lớp 6A bao gồm tất cả các bạn nữ của lớp 6A. Đối tượng của tập hợp này là các bạn nữ của lớp 6A. Mỗi một bạn là một phần tử. b) Tập hợp các số nhỏ hơn gồm tất cả các số nhỏ hơn 6, đó là 0,1,2,3,4,5. Mỗi một số trong 6 số này là một phần tử của tập hợp, chẳng hạn số 0 là một phần tử, số 1 cũng là một phần tử. II. Các kí hiệu tập hợp+) Ta thường đặt tên cho tập hợp bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D,... +) Sử dụng các chữ cái thường a,b,c,... để kí hiệu cho phần tử. +) Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu “;” + Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý. +) Phần tử \(x\) thuộc tập hợp \(A\) được kí hiệu là \(x \in A\), đọc là “x thuộc A”. Phần tử \(y\) không thuộc tập hợp \(A\) được kí hiệu là \(y \notin A\), đọc là “y không thuộc A”. Ví dụ: Tập hợp B gồm tất cả các số nhỏ hơn 5 Kí hiệu: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\} = \left\{ {2;1;0;3;4} \right\}\). Mỗi số 0;1;2;3;4 đều là một phần tử của tập hợp B. Số 6 không là phần tử của B( 8 không thuộc B) Ta viết \(0 \in B;1 \in B;2 \in B;\)\(3 \in B;4 \in B\) và \(8 \notin B\) Ta không được viết \(B = \left\{ {0;\underline {1;1} ;2;3;4} \right\}\) cách viết này có hai số 1 là cách viết sai. III. Các cách cho một tập hợp1. Các cách cho một tập hợp Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp Kí hiệu: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\} = \left\{ {2;1;0;3;4} \right\}\) Chú ý: + Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ” (nếu có phần tử số) hoặc dấu “ ,” + Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý. Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó Ngoài 2 cách cho tập hợp như trên, người ta còn minh họa bằng hình vẽ (Sơ đồ Venn). a) Tập hợp B gồm tất cả các số nhỏ hơn 5Liệt kê: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\} = \left\{ {2;1;0;3;4} \right\}\) Chỉ ra tính chất đặc trưng: \(B = \{ x|x < 5\} \) b) Tập hợp các số nhỏ hơn 6 Liệt kê: \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\) Chỉ ra tính chất đặc trưng: \(B = \{ x \in N|x < 6\} \) Sơ đồ Venn:
2. Tập rỗng Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu \(\emptyset \). Ví dụ: Giả sử lớp 6A là một lớp không có bạn nào trên 55kg. Nên tập hợp các bạn trên 55kg của lớp 6A là tập rỗng.
IV. Tập hợp N và N*Các số \(0,1,2,3,4,...\) là các số tự nhiên Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là \(\mathbb{N}\), tức là \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}\) Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là \({\mathbb{N}^*}\), tức là \({\mathbb{N}^*} = \left\{ {1;2;3;...} \right\}\) Tập hợp \(\mathbb{N}\) bỏ đi số 0 thì được \({\mathbb{N}^*}\). Khi cho một số tự nhiên \(x \in {\mathbb{N}^*}\) thì ta hiểu \(x\) là số tự nhiên khác 0. Ví dụ: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: \(A = \left\{ {a \in {\mathbb{N}^*}\left| {a < 4} \right.} \right\}\) \(a \in {\mathbb{N}^*}\) nên \(a\) là các số từ 1;2;3;4;5;6;... Tuy nhiên thêm điều kiện \(a < 4\) nên \(a\) là các số 1;2;3. Vậy \(A = \left\{ {1;2;3} \right\}\)
|