Lý thuyết Tần số. Tần số tương đối Toán 9 Cánh diều1. Tần số và bảng tần số, biểu đồ tần số Tần số Một tập hợp gồm hữu hạn các dữ liệu thống kê được gọi là một mẫu. Số phần tử của một mẫu được gọi là kích thước mẫu (hay cỡ mẫu). Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó trong mẫu dữ liệu. 1. Tần số và bảng tần số, biểu đồ tần số Tần số
Lập bảng tần số
Ví dụ: Thống kê khối lượng rau thu hoạch một vụ (đơn vị: tạ) của mỗi hộ gia đình trong 38 hộ gia đình tham gia chương trình trồng rau theo tiêu chuẩn VIETGAP như sau: Trong 38 số liệu thống kê ở trên có 7 giá trị khác nhau là: \({x_1} = 4;{x_2} = 5;{x_3} = 6;{x_4} = 7;{x_5} = 8;{x_6} = 9;{x_7} = 10\) Tần số của giá trị \({x_1},{x_2},{x_3},{x_4},{x_5},{x_6},{x_7}\) lần lượt là: \({m_1} = 4;{m_2} = 7;{m_3} = 5;{m_4} = 8;{m_5} = 7;{m_6} = 5;{m_7} = 2\). Bảng tần số của mẫu số liệu thống kê là: Vẽ biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng
Ví dụ: Biểu đồ tần số của mẫu số thống kê trong bảng tần số sau: 2. Tần số tương đối và bảng tần số tương đối, biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ quạt tròn Tần số tương đối
Lập bảng tần số tương đối ở dạng bảng ngang
Ví dụ: Cho bảng thống kê số anh, chị, em ruột của các bạn trong lớp: Tổng số bạn là \(n = 30\). Số anh, chị, em ruột là \({x_1} = 0;{x_2} = 1;{x_3} = 2;{x_4} = 3\) tương ứng với \({m_1} = 8;{m_2} = 12;{m_3} = 6,{m_4} = 4\). Do đó các tần số tương đối cho các giá trị \({x_1},{x_2},{x_3},{x_4}\) lần lượt là: \({f_1} = \frac{8}{{30}} \approx 26,7\% ;{f_2} = \frac{{12}}{{30}} = 40\% ;{f_3} = \frac{6}{{30}} = 20\% ;{f_4} = \frac{4}{{30}} \approx 13,3\% \). Ta có bảng tần số tương đối sau: Vẽ biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ cột
Vẽ biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ hình quạt tròn
Ví dụ: Cho bảng tần số tương đối về loại phim yêu thích của các học sinh trong lớp 9A như sau: Biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu thống kê đó là: Biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ hình quạt tròn của mẫu số liệu thống kê đó là:
|