Lý thuyết Sóng âm - Khoa học tự nhiên 7Dao động và sóng Nguồn âm SÓNG ÂM I. Dao động và sóng 1. Dao động Dao động là các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng
Ví dụ: chuyển động của đồng hồ quả lắc, chuyển động của bập bênh, chuyển động của xích đu,... 2. Sóng - Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường - Ví dụ: + Thanh thép đàn hồi AB dao động sẽ kéo theo vật nhỏ S dao động, làm mặt nước dao động theo. Dao động này được lan truyền trên mặt nước tạo thành sóng nước hình tròn có tâm S
+ Khi cho một đầu của lò xo dao động thì dao động này cũng được dây lò xo truyền đi tạo thành sóng trên lò xo. Dọc theo dây lò xo xuất hiện những đoạn nén và dãn liên tiếp
II. Nguồn âm - Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động - Ví dụ về nguồn âm: âm thanh phát ra từ trống, dây đàn, cây sáo, âm thoa
III. Sóng âm - Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường - Cách tạo ra sóng âm: màng loa dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động (nén, dãn). Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động,... Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tời tau ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm phát ra từ nguồn âm.
IV. Các môi trường truyền âm - Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm. - Sóng âm truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí - Tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự giảm dần: rắn, lỏng, khí. Sơ đồ tư duy về “Sóng âm” |