Bài 19. Từ trường trang 90, 91, 92, 93, 94, 95 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcĐặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào. Đặt một tấm nhựa trong, mỏng lên một thanh nam châm. Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa, gõ nhẹ tấm nhựa. Quan sát hình ảnh các mạt sắt trên tấm nhựa Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 90
Phương pháp giải: Tính chất của nam châm: cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau Lời giải chi tiết: + Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên khi đặt nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam). + Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm như hình vẽ, kim nam châm nằm theo hướng khác nhau, vì khi đặt nam châm và kim nam châm khác cực thì chúng có xu hướng hút nhau, vì vậy nên chúng có các vị trí như hình vẽ. Câu hỏi tr 91 CH 1
Phương pháp giải: Từ trường tồn tại trong không gian xung quanh nam châm và không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện Lời giải chi tiết: Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách xem không gian xung quanh có nam châm hay có dây dẫn mang dòng điện hay không. Câu hỏi tr 91 HĐ 1
Phương pháp giải: Thực hành và quan sát Lời giải chi tiết: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm và quan sát Dụng cụ thí nghiệm: + 1 thanh nam châm + 1 tấm nhựa trong, mỏng + Mạt sắt Câu hỏi tr 91 CH 2
Phương pháp giải: Quan sát hình ảnh Lời giải chi tiết: Câu 1: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong khép kín, riêng các mạt sắt nằm giữa nam châm thì được xếp thành đường thẳng. Câu 2: Ở vùng gần nam châm thì các đường mạt sắt sắp xếp dày, vùng càng xa nam châm thì các mạt sắp càng thưa. Câu hỏi tr 91 HĐ 2
Phương pháp giải: Thực hiện thí nghiệm và đưa ra nhận xét Lời giải chi tiết: - Khi nam châm đặt trong từ trường, định hướng của nam châm theo định hướng của đường sức từ. - Đánh dấu mũi tên - Vẽ một số đường sức từ lên nam châm thẳng Câu hỏi tr 92
Phương pháp giải: Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam Lời giải chi tiết: Câu 1:
Câu 2:
Nhận xét: Đường sức từ của nam châm có chiều đi ra cực Bắc và đi vào cực Nam. Ở khoảng giữa của nam châm, các đường sức từ gần như song song với nhau. Câu hỏi tr 93
Lời giải chi tiết: Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng cân bằng, kim nam châm luôn chỉ theo hướng Nam – Bắc. Dù ta có quay kim nam châm như thế nào đi chăng nữa, đặt kim nam châm ở đâu đi chăng nữa thì kim nam châm vẫn chỉ theo hướng cố định, đó là hướng Nam – Bắc. Chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường. Câu hỏi tr 94
Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hiện thí nghiệm.
|