Lý thuyết Phương trình và bất phương trình logarit - SGK Toán 11 Cùng khám phá1. Phương trình logarit cơ bản Phương trình mũ cơ bản có A. Lý thuyết 1. Phương trình logarit cơ bản Phương trình mũ cơ bản có dạng \({\log _a}x = b\) \((a > 0,a \ne 1)\).
Lưu ý: Nếu \(b = {\log _a}\alpha \) \((\alpha > 0)\) thì phương trình \({\log _a}x = b\) trở thành \({\log _a}x = {\log _a}\alpha \) với mọi b. Khi đó, phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \alpha \). Một cách tổng quát, với a > 0 và \(a \ne 1\) , ta có: \({\log _a}A = {\log _a}B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A > 0\\B > 0\\A = B\end{array} \right.\). 2. Bất phương trình logarit cơ bản Bất phương trình mũ cơ bản có dạng \({\log _a}x > b\) hoặc \({\log _a}x \ge b\), \({\log _a}x < b\), \({\log _a}x \le b\) \((a > 0,a \ne 1)\).
Lưu ý: Giải tương tự cho các trường hợp còn lại: \({\log _a}x \ge b\), \({\log _a}x < b\), \({\log _a}x \le b\). Nếu \(b = {\log _a}\alpha \) \((\alpha > 0)\) thì bất phương trình \({\log _a}x > b\) trở thành \({\log _a}x > {\log _a}\alpha \). Khi đó: - Nếu a > 1 thì \({\log _a}x > {\log _a}\alpha \Leftrightarrow x > \alpha \). - Nếu 0 < a < 1 thì \({\log _a}x > {\log _a}\alpha \Leftrightarrow x < \alpha \). Một cách tổng quát, ta có: - Khi a > 1 thì \({\log _a}A > {\log _a}B \Leftrightarrow A > B > 0\). - Khi 0 < a < 1 thì \({\log _a}A > {\log _a}B \Leftrightarrow 0 < A < B\).
B. Bài tập Bài 1: Giải các phương trình: a) \({\log _2}(x + 1) = 3\). b) \(\ln (x + 1) = ln({x^2} - 1)\). Giải: a) Điều kiện của phương trình là \(x + 1 > 0 \Leftrightarrow x > - 1\). Ta có \({\log _2}(x + 1) = 3 \Leftrightarrow x + 1 = {2^3} \Leftrightarrow x + 1 = 8 \Leftrightarrow x = 7\). Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 7. b) Điều kiện của phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x + 1 > 0\\{x^2} - 1 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > - 1\\\left[ \begin{array}{l}x < - 1\\x > 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 1\). Ta có \(\ln (x + 1) = ln({x^2} - 1) \Rightarrow x + 1 = {x^2} - 1\). \(x + 1 = {x^2} - 1 \Leftrightarrow {x^2} - x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 2\end{array} \right.\). Kết hợp với điều kiện của phương trình, ta loại x = -1 và nhận x = 2. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 2. Bài 2: Giải các bất phương trình: a) \({\log _2}x > 7\). b) \({\log _{0,5}}(6x + 12) < {\log _{0,5}}({x^2} + 7x + 10)\). Giải: a) Vì cơ số 2 lớn hơn 1 nên \({\log _2}x > 7 \Leftrightarrow x > {2^7} \Leftrightarrow x > 128\). Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \((128; + \infty )\). b) Điều kiện của bất phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}6x + 12 > 0\\{x^2} + 7x + 10 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > - 2\\\left[ \begin{array}{l}x < - 5\\x > - 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x > - 2\). Vì cơ số 0,5 nhỏ hơn 1 nên \({\log _{0,5}}(6x + 12) < {\log _{0,5}}({x^2} + 7x + 10) \Leftrightarrow 6x + 12 > {x^2} + 7x + 10 \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 < 0 \Leftrightarrow - 2 < x < 1\). Kết hợp điều kiện, ta được tập nghiệm của bất phương trình là \(( - 2;1)\).
|