Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

1. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO

- Môi trường xích đạo ở châu Phi cho phép phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, tạo điều kiện trồng trọt, xen canh, gối vụ, phát triển nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn.

- Các cánh rừng mưa nhiệt đới ở Trung Phi cung cấp các loại gỗ có chất lượng tốt, là sản phẩm xuất khẩu có giá trị.

- Hiện nay, do việc khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp, nhiều cánh rừng bị tàn phá trong khi lợi nhuận thu được thuộc các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó khiến cho môi trường ở châu Phi bị ảnh hưởng nghiêm trọng (xói mòn, mất cân bằng sinh thái,...).

=> Vì vậy, việc bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết.

2. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

- Tại khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác chính (cây trồng chính: lạc, bông, kê,....); chăn nuôi dê, cừu,.. theo hình thức chăn thả.

- Ở khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả cà cây công nghiệp nhằm phục vụ xuất khẩu.

- Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra một số nước cũng phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi.

- Hiện nay, một số quốc gia châu Phi đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vừa giúp bảo vệ hệ sinh thái, vừa phát triển du lịch.

3. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

- Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng các loại cây ăn quả (cam, chanh, chà là,…) và cây lương thực (lúa mạch…). Chăn nuôi gia súc được tiến hành theo hình thức chăn nuôi du mục (dê, lạc đà,...), giúp vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc.

- Nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, nhiều mỏ dầu khí, mỏ khoáng sản, túi nước ngầm được phát hiện, giúp thay đổi nhiều vùng hoang mạc, phát triển hoạt động du lịch.

4. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG CẬN NHIỆT

- Tại các môi trường cận nhiệt, các nước phát triển các loại cây ăn quả có giá trị (nho, cam, chanh, ô liu,...) và một số loại cây lương thực (lúa mì, ngô).

- Khai thác khoáng sản rất phát triển.

- Thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch.

- Vấn đề môi trường cần lưu ý là chống khô hạn và hoang mạc hóa


Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close