Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thứcNhà Lý được thành lập như thế nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 53 SGK Lịch sử và Địa lý 7 1. Nhà Lý được thành lập như thế nào? Phương pháp giải: B1: Đọc mục 1 trang 52, 53 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: Năm 1005, Lê Hoàn mất, năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi, Lý Công Uẩn. B3: Giải thích cụ thể trong bài. Lời giải chi tiết: - Năm 1005, Lê Hoàn mất. Lê Long Đĩnh nối ngôi đã thi hành nhiều chính sách tàn bạo. - Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. - Năm 1010, Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Hà Nội ngày nay), sau đó đổi tên là Thăng Long. 2. Khai thác tư liệu 1, tìm những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La. Những thông tin đó chứng tỏ điều gì về vùng đất này? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn. Phương pháp giải: B1: Đọc tư liệu 1 trang 53 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Ở giữa khu vực trời đất, rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa, tiện nghi, rộng mà bằng phẳng, thế đất cao, thắng địa. Lời giải chi tiết: - Thành Đại La cũ có những đặc điểm sau: + Là kinh đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. + Vùng này mặt đất rộng và rất bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. + Khắp trên đất nước thì đây được xem là thắng địa, thuận lợi cho việc giao thông, giao thương bốn phương và là nơi đáp ứng đầy đủ những yếu tố để xây dựng kinh đô lâu dài. - Ý nghĩa việc dời đô của Lý Công Uẩn: + Bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển, mở mang cơ nghiệp của vương triều Lý và gây dựng nên vị thế của của nước Việt tại vùng đất bằng phẳng, thế đất sông núi trước sau, rồng chầu hổ phục. + Chuyển sang thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 54 Lịch sử và Địa lý 7 1. Tư liệu 2 cho em biết điều gì về chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?
Phương pháp giải: B1: Đọc mục 2-c và tư liệu 2 trang 54 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Củng cố, đoàn kết toàn dân tộc, chính sách mềm dẻo, kiên quyết trấn áp, gả con gái. Lời giải chi tiết: - Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít người đã sát cánh với người Kinh để xây dựng và bảo vệ đất nước chống phong kiến phương Bắc. - Nhà Lý thực hiện chính sách mềm dẻo khôn khéo song cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. - Nhà Lý thực hiện chính sách gả công chúa cho tù trưởng ở miền núi biến họ trở thành “họ hàng” với nhà Lý. - Như vậy chủ trương của nhà Lý là đoàn kết toàn dân tộc, xem đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý. Phương pháp giải: B1: Đọc mục 2-a,b trang 54 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, 24 lộ, phủ, châu, Hình thư, quân đội, ngụ binh ư nông. Lời giải chi tiết:
- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. - Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. - Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Nhà Lý cất cử những người thân tín nắm giữ các chức vụ cao trong triều. - Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã. - Bộ luật Hình thư được ban hành năm 1042 là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. - Quân đội được tổ chức quy củ gồm 2 bộ phận: + Cấm quân + Quân địa phương . ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lý 7 1. Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Theo em những chính sách đó có tác dụng gì? Phương pháp giải: B1: Đọc mục 3-a trang 54, 55 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: Ngụ binh ư nông, cày tịch điền, bảo vệ trâu bò, thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp nhân dân, chợ, trung tâm trao đổi hàng hóa Lời giải chi tiết: - Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp. - Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. => Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. - Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông. - Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi. - Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình. 2. Trình bày nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Đại Việt thời Lý. Phương pháp giải: B1: Đọc mục 3-a,b trang 54, 55 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: Ngụ binh ư nông, cày tịch điền, bảo vệ trâu bò, thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp nhân dân, chợ, trung tâm trao đổi hàng hóa, phân hóa, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Lời giải chi tiết: - Nông nghiệp: + Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang. Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê. Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo. + Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cày - lễ Tịch Điền. + Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục. - Thủ công nghiệp: + Thủ công nghiệp nhà nước: Đúc tiền, chế tạo binh khí, dệt lụa, làm phẩm phục triều đình,… + Thủ công nghiệp nhân dân: Làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện,… + Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên là những di vật, công trình nổi tiếng do thợ thủ công thời Lý tạo nên. - Thương nghiệp: + Hình thành nên các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa. + Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển, nhiều chợ biên giới được hình thành. Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) trở thành nơi buôn bán với nước ngoài rất sầm uất. - Xã hội: + Xu hướng phân hóa ngày càng sâu sắc. + Tầng lớp quý tộc (vua, quan) có nhiều đặc quyền. Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ. + Nông dân chiếm đa số dân cư, nhân ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. + Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo. + Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại. ? mục 4 Trả lời câu hỏi mục 4 trang 57 SGK Lịch sử và Địa lý 7 1. Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lý. Phương pháp giải: B1: Đọc mục 4-a,b,c trang 56, 57 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, văn học chữ Hán, hát chèo, múa rối nước, kiến trúc, điêu khắc, giáo dục, khoa cử. Lời giải chi tiết: - Tôn giáo: + Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân. + Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội. + Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian. - Văn học, nghệ thuật: + Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm có giá trị tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,… + Các trò chơi dân gian rất được ưa chuộng. Loại hình hát chèo, múa rối nước đều phát triển. + Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo như Cấm thành, chùa Một Cột,… Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng,… - Giáo dục: + Nhà Lý chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền. + Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. + Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập cho con em quý tộc, sau đó mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước. 2. Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào? Phương pháp giải: B1: Đọc mục 4-c trang 57 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: Năm 1070, Văn Miếu, năm 1075, khoa thi đầu tiên. Lời giải chi tiết: - Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám thể hiện lý tưởng xây dựng nền giáo dục lúc bấy giờ. - Mục đích đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ông. - Mục đích giáo dục nhân cách, đạo đức cho đội ngũ quan lại đương thời và hậu thế. Luyện tập Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 57 SGK Lịch sử và Địa lý 7 1. Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý. Phương pháp giải: B1: Đọc mục 2, mục 3 trang 54, 55 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: : hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, ngụ binh ư nông, thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp nhân dân, chợ, trung tâm trao đổi hàng hóa, phân hóa, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Lời giải chi tiết: - Chính trị: - Xã hội:
- Kinh tế:
- Văn hóa:
2. So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý? Phương pháp giải: B1: Đọc mục 2-a,b trang 54 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, 24 lộ, phủ, châu, Hình thư, quân đội, ngụ binh ư nông. Lời giải chi tiết: => Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý có phần hoàn chỉnh hơn so với thời Đinh – Tiền Lê, ngôi vua được cha truyền con nối, các chức quan đều được giao cho những người thân cận nắm giữ. Nhà Lý còn có bộ Hình thư – bộ luật hành văn đầu tiên của Việt Nam. Vận dụng Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 57 SGK Lịch sử và Địa lý 7 Hãy sưu tầm sách, báo và internet về một thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lý. Việt đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) giới thiệu về thành tựu đó Phương pháp giải: B1: Sử dụng công cụ tìm kiếm với từ khóa: “Chùa Một Cột”, “Văn miếu Quốc Tử Giám”,… B2: Lựa chọn thông tin tìm kiếm để viết đoạn văn giới thiệu. Lời giải chi tiết: Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài.Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài.Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long.Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”.
|