Lý thuyết Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Khoa học tự nhiên 7Phản xạ âm Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... BÀI 14. PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm - Phản xạ âm là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn - VD: âm phản xạ qua vách hang động, âm phản xạ khi nói ở dưới giếng nước, âm phản xạ khi nói trong phòng lớn,...
II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém - Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. VD: mặt gương, mặt đá hoa,... - Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém. VD: tấm xốp, mặt nước, tấm bìa,... III. Chống ô nhiễm tiếng ồn 1. Tiếng ồn - Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. - Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn. VD: + Các phương tiện giao thông đang hoạt động trên đường phố
+ Sấm sét
+ Máy khoan bê tông đang hoạt động
2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe - Để tránh ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường dùng các biện pháp sau: + Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc và trồng nhiều cây xung quanh nhà
+ Treo biển báo “Cấm sử dụng còi” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học
+ Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng + Treo biển “Đi nhẹ, nói khẽ” ở bệnh viện - Tác dụng của các biện pháp chống tiếng ồn: + Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn + Phân tách tiếng ồn trên đường truyền + Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai Sơ đồ tư duy về “Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn”
|