Lý thuyết Mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá

I. Mẫu số liệu ghép nhóm

I. Mẫu số liệu ghép nhóm

- Trong mẫu số liệu ghép nhóm, mỗi nhóm gồm những số liệu được nhóm theo một tiêu chí xác định. Nhóm đó thường được kí hiệu là nửa khoảng dạng \({\rm{[}}a,b)\). Các số a và b tương ứng được gọi là đầu mút trái và đầu mút phải của nhóm. Hiệu \(b - a\) được gọi là độ dài của nhóm. Số số liệu thuộc mỗi nhóm được gọi là tần số của nhóm.

- Bảng phân bố tần số ghép nhóm (gọi tắt là bảng tần số ghép nhóm) có dạng như bảng sau:

 

 

* Lưu ý:

- N là cỡ của mẫu số liệu.

- Khi ghép nhóm số liệu người ta thường chọn các nhóm là những nửa khoảng có độ dài bằng nhau. Nhóm đầu tiên chứa số liệu nhỏ nhất, nhóm cuối cùng chứa số liệu lớn nhất của mẫu. Trong bảng, nhóm cuối cùng cũng có thể lấy đoạn \(\left[ {{a_k};{a_{k + 1}}} \right]\)

- Người ta có thể lập bảng tần số ghép nhóm ở dạng chuyển 2 cột của bảng 5.1 thành 2 dòng: Dòng thứ nhất viết các nhóm, dòng thứ hai viết tần số các nhóm.

II. Tần số tích lũy

 Tần số tích lũy của mỗi nhóm bằng tần số của nhóm đó cộng với tần số của các nhóm phía trước.

 

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close