Lý thuyết Hàm số mũ và hàm số lôgarit - Toán 11 Kết nối tri thức1. Hàm số mũ a) Khái niệm hàm số mũ Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh 1. Hàm số mũ a) Khái niệm hàm số mũ Cho a là số thực dương khác 1. Hàm số \(y = {a^x}\) được gọi là hàm số mũ cơ số a. b) Đồ thị và tính chất của hàm số mũ Hàm số mũ \(y = {a^x}\): - Có tập xác định là \(\mathbb{R}\) và tập giá trị là \(\left( {0; + \infty } \right)\); - Đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi a > 1 và nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi 0 < a < 1; - Liên tục trên \(\mathbb{R}\); - Có đồ thị đi qua các điểm (0; 1), (1; a) và luôn nằm phía trên trục hoành.
Dạng đồ thị của hàm số \(y = {a^x}\) 2. Hàm số lôgarit a) Khái niệm hàm số lôgarit Cho a là số thực dương khác 1. Hàm số \(y = {\log _a}x\) được gọi là hàm số lôgarit cơ số a. b) Đồ thị và tính chất của hàm số lôgarit Hàm số lôgarit \(y = {\log _a}x\): - Có tập xác định là \(\left( {0; + \infty } \right)\) và tập giá trị là \(\mathbb{R}\); - Đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) khi a > 1 và nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) khi 0 < a < 1; - Có đồ thị đi qua các điểm (1; 0), (a; 1) và luôn nằm bên phải trục tung.
Dạng đồ thị của hàm số \(y = {\log _a}x\)
|