Lý thuyết Giới hạn của hàm số - SGK Toán 11 Kết nối tri thức1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh 1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm Giả sử (a;b) là một khoảng chứa điểm x0và hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (a;b), có thể trừ điểm x0. Ta nói hàm số f(x)có giới hạn là số L khi x dần tới x0 nếu với dãy số (xn)bất kì, xn∈(a;b),xn≠x0 và xn→x0, ta cóf(xn)→L, kí hiệu limx→x0f(x)=Lhay f(x)→L, khi xn→x0. *Quy tắc tính giới hạn của hàm số tại một điểm a, Nếu limx→x0f(x)=Lvà limx→x0g(x)=Mthì limx→x0[f(x)±g(x)]=L±M limx→x0[f(x).g(x)]=L.M limx→x0[f(x)g(x)]=LM(M≠0) b, Nếu f(x)≥0với mọi x∈(a;b)∖{x0} và limx→x0f(x)=L thì L≥0và limx→x0√f(x)=√L. 2. Giới hạn một bên Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (x0;b). Ta nói số L là giới hạn bên phải của f(x)khi x→x0 nếu với dãy số (xn)bất kì thỏa mãn x0<xn<b và xn→x0ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→x0+f(x)=L. Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (a;x0). Ta nói số L là giới hạn bên trái của khi x→x0 nếu với dãy số (xn)bất kì thỏa mãn a<xn<x0 và xn→x0ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→x0−f(x)=L. 3. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (a;+∞). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn là số L khi x→+∞ nếu với dãy số (xn)bất kì xn>a và xn→+∞ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→+∞f(x)=L hay f(x)→L khi x→+∞. Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (−∞;b). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn là số L khi x→−∞ nếu với dãy số (xn)bất kì xn<b và xn→−∞ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→−∞f(x)=L hay f(x)→L khi x→−∞. * Nhận xét: Các quy tắc tính giới hạn hữu hạn tại một điểm cũng đúng cho giới hạn hữu hạn tại vô cực. Với c là hằng số, limx→+∞c=c, limx→−∞c=c. Với k là một số nguyên dương, ta có: limx→+∞(1xk)=0,limx→−∞(1xk)=0. 4. Giới hạn vô cực của hàm số tại một điểm a, Giới hạn vô cực - Giả sử (a;b) là một khoảng chứa x0và hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (a;b)∖{x0}. Ta nói hàm số f(x)có giới hạn là +∞khi x dần tới x0 nếu với dãy số (xn)bất kì, (a;b)∖{x0} và xn→x0, ta cóf(xn)→+∞, kí hiệu limx→x0f(x)=+∞. Ta nói hàm số f(x)có giới hạn −∞khi x→x0, kí hiệu limx→x0f(x)=−∞, nếu limx→x0[−f(x)]=+∞. - Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (x0;b). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn +∞ khi x→x0 về bên phải nếu với dãy số (xn)bất kì thỏa mãn x0<xn<b và xn→x0ta có f(xn)→+∞, kí hiệu limx→x0+f(x)=+∞. Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (a;x0). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn +∞ khi x→x0 về bên trái nếu với dãy số (xn)bất kì thỏa mãn a<xn<x0 và xn→x0ta có f(xn)→+∞, kí hiệu limx→x0−f(x)=+∞. Các giới hạn một bênlimx→x0+f(x)=−∞, limx→x0−f(x)=−∞ được định nghĩa tương tự. b, Một số quy tắc tính giới hạn vô cực *Giới hạn của tíchlimx→x0f(x).g(x) *Giới hạn của thương f(x)g(x)
![]() ![]()
|