Lý thuyết giá trị lượng giác của một góc bất kỳ từ 0 độ đến 180 độ

1. Định nghĩa với mỗi góc α(0 độ ≤ α ≤ 180 độ)ta xác định một điểm M trên nửa đường tròn...

1. Định nghĩa

Với mỗi góc  α (00α1800) ta xác định một điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho góc ^xOM=α và giả sử điểm M có tọa độ M(x0;y0)

Khi đó ta có định nghĩa:

sin của góc αy0, kí hiệu là sinα=y0

cosin của góc αx0, kí hiệu là cosα=x0

tang của góc αy0x0(x00), ký hiệu tanα=y0x0

cotang cuả góc αx0y0(y00), ký hiệu cotα=x0y0

Các số sinα, cosα, tanα, cotα được gọi là các giá trị lượng giác của góc α

2.Tính chất

Sự liên hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc bù nhau

\sin α  = \sin(180^0–  α)

\cos α = -\cos((180^0–  α)

\tan α = - \tan(180^0–  α)

\cot α = -  \cot(180^0–  α)

Hai góc bù nhau thì có sin bằng nhau còn cos, tan, cot thì đối nhau

3. Bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt

 4. Góc giữa hai vectơ

Định nghĩa: Cho hai vectơ \vec{a} và \vec{b} đều khác vectơ 0

Từ một điểm O bất kỳ ta vẽ \vec{OA} = \vec{a} và \vec{OB} = \vec{b}. Góc \widehat{AOB} với số đo từ 0^0 đến 180^0 độ được gọi là góc giữa hai vectơ \vec{a} và \vec{b}.

Người ta ký hiệu góc giữa hai vectơ \vec{a} và \vec{b} là (\vec{a};\vec{b})

Nếu (\vec{a};\vec{b})= 90^0 thì ta nói rằng \vec{a} và \vec{b} vuông góc với nhau. Ký hiệu là  \vec{a} ⊥ \vec{b} hoặc \vec{b}\vec{a}

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.

close