Lý thuyết: Cấu trúc chương trình trang 18 SGK Tin học 11

Có thể có các khai báo cho: tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con.

1. Cấu trúc chung

- Chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình bậc cao thường gồm phần khai báo và phần thân.

     + Phần khai báo: Có thể có hoặc không tùy theo từng chương trình cụ thể.

     + Phần thân: Nhất thiết phải có.

Khi diễn giải cú pháp của ngôn ngữ lập trình người ta thường đặt các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên đặt giữa cặp dấu <> và phần tùy chọn (có thể có hoặc không) đặt giữa cặp dấu [].

Như vậy cấu trúc chung của một chương trình được mô tả như sau:

[< phần khai báo>]

<phần thân>

2. Các thành phần của chương trình

a) Phần khai báo

Có thể có các khai báo cho: tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con.

• Khai báo tên chương trình: có thể có hoặc không. Với Pascal, nếu có, phần khai báo tên chương trình được bắt đầu bằng từ khóa program, tiếp đến là tên chương trình:

         Program <tên chương trình>,

Trong đó, tên chương trình là tên do người lập trình đặt theo qui định về tên.

Ví dụ:

program pt__b2;

hoặc program bai_toan1;

• Khai báo thư viện: mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng các chương trình đó cần khai báo thư viện chứa nó.

Ví dụ, khai báo thư viện:

- Trong Pascal:   Uses crt,

- Trong C++:     #includc <stdio.h>

Thư viện crt hoặc stdio.h cung cấp các chương trình có sẵn đế làm việc với màn hình văn bản và bàn phím. Chẳng hạn, để xóa những gì có trên màn hình: ttrong Pascal ta dùng lệnh clrscr; còn trong C++ dùng lệnh clrscr () ,

• Khai báo hằng: thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

Ví dụ, khai báo hằng:

- Trong Pascal:

   Const MaxN = 1000;

   PI = 3.1416;

- Trong C++:

   Const int MaxN = 1000;

   Const float PI = 3.1416;

• Khai báo biến: Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và phải khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.

b) Phần thân chương trình

Thân chương trình được tạo bởi dãy lệnh trong phạm vi của cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

Ví dụ, thân chương trình trong Pascal:

    Begin

[< Dãy lệnh>]

    End;

Ví dụ chương trình đơn giản

Ví dụ: Chương trình sau thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo “Xin chào các bạn! .

Trong Pascal Trong C++

Program vi_du;

Begin

Writeln('xin chao cac ban!');

End.

#incluđe <stdio.h> main ()

{

printf(" Xin chdo cac ban!");

}

- Phần khai báo chi có khai báo tên chương trình gồm tên dành riêng program và tên chương trình là vi_du.

- Phần thân chương trình chi có một câu lệnh writeln, đưa thông báo ra màn hình.

 Phần khai báo chỉ có một câu lệnh include khai báo thư viện stdio.h.

- Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh printf đưa thông báo ra màn hình.


Chương trình Pascal đơn giản có dạng như cột bên phải của bảng dưới đây:

Giải thích

Cấu trúc chương trình Pascal

Phần khai báo

Program: tên chương trình

Uses: tên các thư viện

Const: tên hằng <giá trị của hằng>:

Var: tên biến, kiểu dữ liệu>:

(*Có thể còn những khai báo khác*)

 

Phần thân chương trình

Begin

       /<dãy lệnh>/

End.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close