Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

II. Tân Việt Cách Mạng Đảng (7-1928)

 

- Hoàn cảnh: Ra đời trong phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

- Thành phần: những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêụ nước.

- Hoạt động:

+ Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.

+ Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách nạng Thanh niên.

+ Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng:

/ Khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản).

/ Khuynh hướng vô sản.

+ Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

=> Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới.

III. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

 

- Bối cảnh:

Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.

- Ọuá trình ra đời:

+ Trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hình thành tổ chức cộng sản:

/ Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6-1929).

/ An Nam Cộng sản đảng (8-1929).

+ Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929).

- Ý nghĩa:

Ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chín muồi.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close