Lý thuyết các nước Tây ÂuLý thuyết các nước Tây Âu I. Tình hình chung
a, Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): Nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề. - Pháp: + Bị thiệt hại to lớn về kinh tế. + Năm 1944, sản xuất công nghiệp của Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh. - I-ta-li-a: Sản xuất công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp chi đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước. - Anh: + Kinh tế Anh phát triển chậm sau chiến tranh, vị trí kinh tế cùa Anh ngày càng giảm sút. + Tháng 6-1945, nước Anh nợ tới 2 ti bảng Anh. b, Sau chiến tranh thế giới thứ hai: Để khôi phục nền kinh tế đất nước, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a... đã nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ - Chính sách đối nội: + Giai cấp tư sản cầm quyền luôn tìm cách thu nẹp các quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ. - Chính sách đối ngoại: + Nhiều nước Tày Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây: + Hà Lan trở lại xâm lược Inđônêxia (tháng 11-1945) + Pháp trở lại xâm lược Đông Dương (tháng 9-1945) + Anh trở lại xâm lược Mã Lai (tháng 9-1945) + Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (tháng 4- 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. - Nước Đức sau chiến tranh: + Tháng 9-1949, Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức được thành lập, nền kinh tế của Cộng hoà Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Ở khu vực phía đông nước Đức, nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập (10-1949) + Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức vươn lên đứng thứ 3 trong thế giới tư bản sau Mĩ và Nhật Bản. + Do những biến chuyển của tình hình ở Liên Xô và Đông Âu, Cộng hoà Dân chù Đức đã sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức (10-1990). Sau bốn thập niên bị chia cắt, nước Đức đã trở lại thống nhất. II. Sự liên kết khu vực
1. Nguyên nhân của sự liên kết - Nhằm hình thành một thị trường chung Châu Âu, dần xoá bỏ hàng rào thuế quan. - Có chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực, mở rộng thị trường. - Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 2. Quá trình hình thành và phái triển của sự liên kết - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, Tây Âu đã xuất hiện xu hướpg liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 3/1957) bao gồm 6 nước: Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau lên tới 12 nước. - Hội nghị Ma-xtrích (Hà Lan -12-1991) đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với 2 quyết định quan trọng về kinh tế - tài chính và chính trị: + 1, Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1-1-1999, phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) + 2, Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. - Ngày 1-1-1944, cộng đồng kinh tế châu Âu mang tên mới Liên minh châu Âu (EU). - Năm 1999, số thành viên của EU là 15 nước (thêm Áo, Phần Lan, Thụy Điển). - Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị chung với sức mạnh cùa dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao. - Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trị. - Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước.
|