Lý thuyết Biểu đồ cột- Biểu đồ cột kép Toán 6 Chân trời sáng tạoLý thuyết Biểu đồ cột- Biểu đồ cột kép Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Biểu đồ cột- biểu đồ cột kép 1.Ôn tập biểu đồ cột Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có cách khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột 2.Đọc biểu đồ cột Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó( lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu) Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
3.Vẽ biểu đồ cột Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau + Trục ngang ghi danh sách đối tượng + Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật + Cách đều nhau + Có cùng chiều rộng + Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ + Ghi tên biểu đồ + Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần) 4. Giới thiệu biểu đồ cột kép Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép 5. Đọc biểu đồ cột kép Khi đọc biểu đồ cột kép, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó( lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu) Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại 6. Vẽ biểu đồ cột kép Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau + Trục ngang ghi danh sách đối tượng + Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật + Cách đều nhau + Có cùng chiều rộng + Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ + Tô màu hoặc gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép + Ghi tên biểu đồ + Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)
|