Lý thuyết bản đồ chính trị, các khu vực của châu Á - CTST

Lý thuyết bản đồ chính trị, các khu vực của châu Á

Bài 7. Bản đồ chính trị châu Á

1. Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á

- Hiện này, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên bản đồ chính trị, châu Á được phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á, Nam Á, Đông Nam Á.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Á rất khác nhau. Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia châu Á đang có chuyển biến tích cực.

2. Đặc điểm thiên nhiên các khu vực của châu Á

a. Khu vực Bắc Á

- Có ba khu vực địa hình chính: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông và Nam Xi-bia.

- Vùng giáp Bắc Băng Dương thuộc đới lạnh với thực vật chủ yếu là đài nguyên,, phần lớn lãnh thổ còn lại  có khí hậu lục địa, cảnh quan là rừng taiga.

- Thủy văn: Các con sông lớn như Lê-na, Ê-nit-xây, Ô-bi,...chảy theo hướng nam-bắc, đóng băng vào mùa đông, lũ vào mùa xuân. Trong vùng có nhiều hồ quan trọng như hồ Baican.

- Khoáng sản phong phú bao gồm: sắt, thiếc, đồng, than đá,...

b. Khu vực Trung Á

- Trung Á nằm ở trung tâm của châu Á, không tiếp giáp với đại dương và bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Cảnh quan: chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc; khu vực núi cao có rừng lá kim phát triển. 

- Khoáng sản: than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý,...

c. Khu vực Đông Á

- Chia thành 2 bộ phận: lục địa và hải đảo.

- Khí hậu: phần lớn thuộc đới khí hậu ôn hóa, phía nam có kiểu khí hậu cận nhiệt đới; phía đông lục địa và hải đảo có tính chất gió mùa.

- Các khu vực:

+ Phần lục địa: Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc. 

Phía tây Trung Quốc có hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa; cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc.

Phía đông là các khu vực đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng, khí hậu ấm hơn, có thảo nguyên rừng ở phía bắc, rừng cận nhiệt ở miền Trung và rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam.

+ Phân hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo Hải Nam. Quần đảo Nhật Bản là nơi có nhiều núi lửa còn hoạt động.

- Thủy văn: có các con sông lớn như sông Hoàng Hà, Trường Giang,...

- Khoáng sản: sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, than đá, dầu mỏ,...

d. Khu vực Tây Á

- Gồm 3 khu vực địa hình chính: sơn nguyên ở bán đảo A-rap, đồng bằng Lưỡng Hà, miền núi cao.

- Khí hậu: chủ yếu là cận nhiệt địa trung hải ở phía bắc, nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng.

- Cảnh quan: hoang mạc và bán hoang mạc là chính, ở vùng núi cao có cảnh quan rừng thưa và cây bụi do khí hậu mát hơn.

- Thủy văn: sông lớn có Ti-grơ, Ơ-phrát. Biển Chất là hồ nước mặn nổi tiếng trên thế giới.

- Khoáng sản: quan trọng nhất là dầu mỏ, ngoài ra còn có khoáng sản khác như đồng, sắt, than đá,...

e. Khu vực Nam Á

- Nam Á có các miền địa hình: miền núi Hi-ma-lay-a là hệ thống núi trẻ và cao đồ sộ nhất thế giới, cao nguyên Đê-can ở phía nam, sơn nguyên I-ran ở phía tây và đồng bằng Ấn - Hằng.

- Khí hậu: Phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh khô, mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa…Phía tây nam có khí hậu nhiệt đới khô. Trên các khu vực núi cao có sự phân hóa theo độ cao địa hình, sườn phía nam có khí hậu nóng ẩm, sườn phía bắc có khí hậu khô và lạnh hơn.

- Thủy văn: có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng bồi đắp nên đồng bằng Ấn - Hằng màu mỡ.

- Cảnh quan: Nam Á có rừng nhiệt đới ẩm ở phía đông: xa-van, hoang mạc ở phía tây, cảnh quan núi cao ở Hi-ma-lay-a.

- Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,...

f. Khu vực Đông Nam Á

- Gồm 2 bộ phận: đất liền và các quần đảo.

- Địa hình

+ Phần đất liền: Địa hình: gồm các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài hướng bắc-nam hoặc tây bắc-đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp; đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

+ Phần quần đảo: Phần lớn diện tích là đồi núi, có nhiều núi lửa đang hoạt động.

- Khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô. Một số khu vực có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông: bắc Việt Nam, bắc Mi-an-ma.

- Thủy văn: sông Hồng, sông Mê Công, sông I-ra-oa-đi,... Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm chiếm phần lớn diện tích, phía tây có rừng rụng lá theo mùa, trên các đảo phổ biến là rừng xích đạo ẩm và rừng gió mùa.

- Khoáng sản: dầu mỏ, thiếc, sắt, đá,...

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close