Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

1. Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Cho biết châu Nam Cực gồm những bộ phận nào. Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực. 2. Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực. Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực...

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 174 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Cho biết châu Nam Cực gồm những bộ phận nào.

- Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 22.1 và đọc thông tin trong mục 1 “Vị trí địa lí”.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí địa lí của châu Nam Cực: đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Châu Nam Cực gồm 2 bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.

- Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: Nam Đại Dương, biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mun-nin, biển Rốt, biển Oét-đen.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 174 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực.

- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình 22.1, hình 22.2 và đọc thông tin trong mục 2 “Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực”.

Lời giải chi tiết:

- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…

- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…

+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 175 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 22.1 SGK.

Lời giải chi tiết:

Châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt:

- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Nằm tách biệt với các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.

=> Châu lục được biết đến muộn nhất và đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới không có quốc gia.

Giải bài luyện tập 2 trang 175 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Phương pháp giải:

Liệt kê các mốc thời gian: người đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực, đầu thế kỉ XX, từ năm 1957.

Lời giải chi tiết:

Các thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

- Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 175 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Em hãy tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hòa bình thế giới.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin về Hiệp ước Nam Cực trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm 1959 và có hiệu lực kể từ năm 1961. Hiệp ước gồm 14 Điều với các nội dung chính như sau:

- Thừa nhận trách nhiệm chung trong sử dụng và quản lí châu Nam Cực.

- Duy trì tình trạng phi quân sự hóa ở Nam Cực.

- Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Bảo vệ môi trường Nam Cực.

- Dừng lại các yêu sách về lãnh thổ của các quốc gia thành viên trong giai đoạn Hiệp ước có hiệu lực.

=> Em tự viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hòa bình thế giới.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close