Lý thuyết: Bài tập và thực hành 1 trang 34 SGK Tin học 11

Dịch và sửa lỗi cú pháp (nếu có): nhấn tổ hợp phím Alt + F9. Khi dịch chương trình, nếu thấy có thông báo lỗi, các bạn nên xem phụ lục 7: Một số thông báo lỗi ở cuối giáo trình.

a) Gõ chương trình

program Giai__PTB2 ;

uses crt ;

var a, b, c, D: real ;

x1, x2: real;

begin

clrscr ;

write ( 'a, b, c : ' ) ,

readln(a, b, c) ;

D:=b*b - 4*a*c;

x1:= (-b - sqrt(D) ) / (2*a),

x2:= -b/a - x1 ;

write('x1= x1:6:2,' x2 = ',x2:6:2) ;

readln ;

end.

b) Nhấn tổ hợp phím F2 và lưu chương trình với tên là PTB2.PAS lên đĩa. 

c) Dịch và sửa lỗi cú pháp (nếu có): nhấn tổ hợp phím Alt + F9. Khi dịch chương trình, nếu thấy có thông báo lỗi, các bạn nên xem phụ lục 7: Một số thông báo lỗi ở cuối giáo trình.

Sau khi dịch xong chương trình, trên màn hình xuất hiện thông báo "Đã dịch thành công: hãy gõ một phím bất kỳ" để tiếp tục (Hình 4).

d)  Thực hiện chương trình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9. Trên màn hình xuất hiện thông báo nhập vào các giá trị a, b, c. Sau khi nhập xong các giá trị a = 1, b = -3, c = 2 thì kết quả của chương trình là x1 = 1.00 x2 = 2.00 (Hình 5).

Lưu ý:

Khi nhập các giá trị a, b, c ta nên gõ dấu cách sau mỗi lần nhập một giá trị.

Để quay trở lại màn hình soạn thảo chương trình, ta gõ phím Enter. Muốn nhập vào các giá trị khác của a, b, c thì ta phải chạy lại chương trình.

e) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9 rồi nhập các giá trị 1; 0; -2. Kết quả trên màn hình sẽ là:

X1 =  -1.41 x2 = 1.41 (Hình 6).

f) Ta có thể sửa lại chương trình trên khi không dùng biến trung gian D

Chương trình đó là:

program Giai__PTB2 ;

uses crt ;

var a, b, c: real ;

x1, x2: real;

begin

clrscr ;

write ( 'a, b, c : ' ) ,

readln(a, b, c) ;

x1:= (-b - sqrt(b*b - 4*a*c) ) / (2*a),

x2:= -b/a — x1 ;

write('x1= x1:6:2,' x2 = ',x2:6:2) ;

readln ;

end.

- Khi nhập các bộ dữ liệu 1; -3; 2 và 1; 0; -2 thì kết quả của chương trình không có gì thay đối so với khi dùng biến trung gian D (x1 = 100 x2 = 2.00 và x1 = -1,41 x2 = 1.41

g) Sửa lại chương trình để tính nghiệm x2 bằng hai cách:

Cách 1. Thay công thức x2 : = -b/a - x1; bằng công thức:

x2:= (- b + sqrt(b*b - 4*a*c))/(2*a);

Khi đó chương trình sẽ là:

Program Giai__PTB2 ,

uses crt;

var

a,  b, c: real ;

x1, x2: real ;

begin

clrscr;

write('a, b, c: ') ;

readln(a, b, c) ;

x1:= (-b — sqrt(b*b — 4*a*c))/(2*a) ;

x2:= (- b + sqrt(b*b - 4*a*c))/(2*a) ;

write('xl = xl:6:2,' x2 = ',x2:6:2) ; readln ;

end.

Cách 2: Dùng biến phụ D và thay công thức x2 : = -b/a - x1 ; bằng công thức: x2 : = (- b + sqrt (D) ) / (2*a) ;

Khi đó chương trình sẽ là:

program Giai_PTB2 ,

uses crt ;

var a, b, c, D: real ,

x1, x2: real ;

begin

clrscr ,

write(' a, b, c: ') ;

readln(a, b, c) ;

D:= b*b - 4*a*c ;

x1:= (-b — sqrt (D) ) / (2*a) ,

x2:= (-b + sqrt(D))/(2*a) ;

write('x1 = x1 :6:2,' x2 = ',x2:6:2) ;

readln ;

end.

h) Với bộ dữ liệu 1; -5; 6 thì chương trình đã sửa ở trên ý g) sẽ cho ta kết quả là x1 = 2 x2 = 3) (Hình 7)

i) Với bộ dữ liệu 1; 1; 1 thì khi dịch chương trình sẽ cho ta kết quả là một thông báo lỗi: Error 207: Invalid floating point operation nghĩa là phép toán với dấu phẩy động không hợp lệ (Hình 8).

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Câu 1 trang 35 SGK Tin học 11

    Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến.

  • Câu 2 trang 35 SGK Tin học 11

    Tại sao phải khai báo biến?

  • Câu 3 trang 35 SGK Tin học 11

    Trong Pascal, nếu một biến chỉ nhận giá trị nguyên trong phạm vi từ 10 đến 25532 thì biến đó có thể được khai báo bằng các kiểu dữ liệu nào?

  • Câu 4 trang 35 SGK Tin học 11

    Biến P có thể nhận các giá trị 5; 10; 15; 20; 30; 60: 90 và biến A có thể nhận các giá trị 0,1 ; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?

  • Câu 5 trang 35 SGK Tin học 11

    Để tính diện tích S của hình vuông có các cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 100 đến 200, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close