Lý thuyết bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất - KHTN 7 Chân trời sáng tạoPhân tử, đơn chất, hợp chất Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Lý thuyết: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất 1. Phân tử Khái niệm - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. - Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng.
Ví dụ 1: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc. Hình 1: Mô hình phân tử của nước - Mỗi phân tử gồm nhiều nguyên tử liên kết với nhau. - Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống hoặc khác nhau. Khối lượng phân tử - Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó - Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử Ví dụ 2: Cách xác định khối lượng phân tử nước. Bước 1: Xác định số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Bước 2: Có khối lượng của từng nguyên tử (H: 1 amu, O: 16 amu), khối lượng phân tử nước là: Mnước = 2x1 + 1x16 = 18 (amu) 2. Đơn chất - Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học - Ở điều kiện thường, trừ mercury ở thể lỏng, các đơn chất kim loại khác đều ở thể rắn. - Tên của các đơn chất thường trùng với tên của các nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiều đơn chất. Ví dụ 3: - Than và kim cương là các đơn chất được tạo ra từ cùng một nguyên tố carbon. - Khí oxygen và khí ozone là các đơn chất được tạo ra từ cùng một nguyên tố oxygen. 3. Hợp chất - Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học Ví dụ 4: - Khí carbon dioxide được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố carbon và oxygen. - Khí hydrogen chloride được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố hydrogen và chlorine. - Khí ammonia được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố nitrogen và hydrogen. Sơ đồ tư duy |