Lý thuyết bài 3: Nguyên tố hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thứcNguyên tố hóa học, đồng vị, kí hiệu hóa học Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Lý thuyết: Nguyên tố hóa học I. Nguyên tố hóa học - Đến nay, có khoảng 118 nguyên tố hoá học được tìm ra. - Mỗi nguyên tố hoá học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định. Ví dụ 1: Một mẫu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Hình ảnh mẫu chì nguyên chất - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. - Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau. Ví dụ 2: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron). II. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học 1. Tên gọi của nguyên tố hóa học - Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo cách khác nhau. - Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC. Ví dụ 3: Vàng (gold), bạc (sliver), đồng (copper), sắt (iron), nhôm (aluminium),... 2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học - Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hoá học của nguyên tố. - Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố. - Chữ cái đầu tiên trong kí hiệu được viết ở dạng in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng chữ thường. Ví dụ 4: + Kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen là H. + Kí hiệu hoá học của nguyên tố carbon là C. + Kí hiệu hoá học của nguyên tố chlorine là Cl. - Trong một số trường hợp, kí hiệu hoá học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC. Ví dụ 5: Kí hiệu nguyên tố potassium là K, bắt nguồn từ tên La-tinh "kalium". Tên gọi và kí hiệu của một số nguyên tố hoá học Sơ đồ tư duy |