Lý thuyết bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều

lý thuyết bài 13 quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản sgk công nghệ 7 cánh diều chi tiết, dễ hiểu, bao quát nội dung

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

1. Quản lí môi trường ao nuôi

- Mục đích:

   + Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường;

   + Tăng sức khỏe;

   + Tránh gây sốc cho động vật thủy sản;

   + Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh.

- Đặc tính: lí học, hóa học, sinh học

1.1 Đặc tính lí học

- Nhiệt độ nước: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản và phát sinh dịch bệnh của động vật thủy sản.

- Độ trong: là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nước nuôi thủy sản.

 

1.2. Đặc tính hóa học:

- Một số yếu tố hóa học quan trọng của nước trong ao nuôi thủy sản gồm: oxygen hòa tan, pH, nitrite, BOD, kim loại nặng, … cần chú ý nhất là sự biến động của oxygen hòa tan trong nước.

1.3. Đặc tính sinh học: được thể hiện qua thành phần loài và mật độ của các sinh vật sống trong nước bao gồm nhóm vi sinh vật, thực vật phù du, động vật phù du và động vật đáy.

1.4. Một số biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản

- Thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước.

- Sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.

- Điều chỉnh mật độ nuôi, lượng thức ăn phù hợp.

- Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao.

- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao.

2. Phòng, trị bệnh thủy sản

- Khái niệm về bệnh: là trạng thái bất bình thường của cơ thể, khi một hay một số hoạt động sống bị rối loạn, ngừng trệ dưới tác động của yếu tố môi trường, dinh dưỡng hoặc mầm bệnh.

2.1. Biểu hiện bệnh:

- Hoạt động không bình thường (mất thăng bằng, nổi đầu, dạt bờ,..)

- Thay đổi màu sắc, tổn thương trên cơ thể

- Thể trạng yếu, bỏ hoặc kém ăn.

 

2.2. Các yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản

Bệnh xảy ra khi xuất hiện 3 yếu tố:

- Mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ;

- Sức đề kháng của vật chủ suy giảm;

- Điều kiện môi trường có những biến đổi bất lợi, gây sốc cho vật chủ hoặc làm cho mầm bệnh phát triển. 2.3. Phòng, trị bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản

- Nguyên tắc: phòng bệnh là chính, trị bệnh khi cần thiết.

- Biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp gồm:

+ Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản

+ Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh

+ Quản lí môi trường nuôi

+ Trị bệnh

Lưu ý: hạn chế dùng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close