Bài 13. Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản trang 67, 68, 69, 70, 71 SGK Công nghệ 7 Cánh DiềuQuan sát Hình 13.1 và cho biết màu nước ở ao nuôi nào phù hợp để nuôi thủy sản? 1. Vì sao cần quản lí môi trường ao nuôi? 2. Môi trường nước ao nuôi thủy sản có những đặc tính nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 67 Mở đầu:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 13.1 và nhận xét về màu sắc và độ trong của nước. Lời giải chi tiết: Hình 13.1a: màu nước xanh đậm (xanh rêu): Nước có màu xanh đậm là do sự phát triển của tảo lam không tốt cho các loài thủy sản Hình 13.1b: nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): Màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục => màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản. Hình 13.1c: nước màu đen, mùi thối: có nhiều khí độc như meetan (CH4), hydro sunfua (H2S) nên tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm độc và chết. Câu hỏi:
Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 1. Quản lí môi trường ao nuôi. Lời giải chi tiết: 1. Quản lí môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định sẽ: + Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường; + Tăng sức khỏe; + Tránh gây sốc cho động vật thủy sản; + Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. 2. Đặc tính của môi trường nước ao nuôi thủy sản bao gồm: lí học, hóa học, sinh học Vận dụng:
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 68 Luyện tập:
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế: do nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí, hoặc có thể do thức ăn thừa, phân thải của thủy sản. Lời giải chi tiết: Một số nguyên nhân làm nước đục: - Do lượng mưa lớn vào mùa mưa làm cho đất ở bờ ao nuôi bị rửa trôi mạnh hòa vào nước ao. - Ở những ao nuôi không sên vét ao kỹ lưỡng, ao nuôi quá cạn và quạt nước quá mạnh thường nước ao dễ bị đục - Người nuôi thường bón vôi để tăng độ kiềm trước khi thả nuôi tôm, tuy nhiên có trường hợp bón vôi không chất lượng có lẫn nhiều tạp chất làm cho nước ao bị đục. - Cho ăn quá dư thừa làm tích tụ các chất lơ lửng khó phân hủy trong ao nuôi. Câu hỏi tr 69 Câu hỏi:
Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 1.4 Lời giải chi tiết: Một số biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản: - Thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước. - Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước. - Sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần. - Điều chỉnh mật độ nuôi, lượng thức ăn phù hợp. - Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao. - Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao. Luyện tập:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 13.4 và liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Các thiết bị trên sẽ tăng oxygen cho nước trong ao vì các máy sục khí sẽ thực hiện nhiệm vụ sục, thổi để bùn bẩn dưới đáy không tích tụ lại. -> Lượng oxy hòa tan trong nước sẽ được tăng lên. Câu hỏi:
Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2 Lời giải chi tiết: Động vật thủy sản bị bệnh thường có những biểu hiện: - Hoạt động không bình thường (mất thăng bằng, nổi đầu, dạt bờ,..) - Thay đổi màu sắc, tổn thương trên cơ thể - Thể trạng yếu, bỏ hoặc kém ăn. Câu hỏi tr 70 Luyện tập:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 13.5 và nhận xét sự thay đổi màu da của cá. Lời giải chi tiết: 1. Bệnh lở loét trên cá chép: Hình b 2. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè: Hình a 3. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng: Hình g 4. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng: Hình d 5. Bệnh chướng bụng trên cá rô phi: Hình e 6. Bệnh lở loét trên cá rô đồng: Hình c Câu hỏi:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 13.6, ta thấy co 3 yếu tố phát sinh bệnh: môi trường, mầm bệnh và vật chủ. Lời giải chi tiết: Các yếu tố và nguyên nhân phát sinh bệnh trên động vật thủy sản: - Mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ; - Sức đề kháng của vật chủ suy giảm; - Điều kiện môi trường có những biến đổi bất lợi; => Gây sốc cho vật chủ hoặc làm cho mầm bệnh phát triển. Câu hỏi tr 71 Câu hỏi:
Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2.3 Lời giải chi tiết: 1. Phải phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản vì: Mỗi khi trong ao động vật thuỷ sản bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho động vật thuỷ sản thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diên tích nhỏ, còn các thuỷ vực có diên tích mặt nưóc lớn không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, động vật thuỷ sản không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho động vật thuỷ sản có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Vậy nên phải phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản. 2. Biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp gồm: - Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản - Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh - Quản lí môi trường nuôi - Trị bệnh 3. Quan sát Hình 13.7:
Mầm bệnh có thể xâm nhập vào ao nuôi bằng những con đường: - Theo thức ăn - Theo các sinh vật mang mầm bệnh - Theo các dụng cụ (lưới, vợt..) - Theo bố mẹ con giống. - Theo các sinh vật mang mầm bệnh - Tác nhân có thể tồn tại ngay trong ao, bể - Theo nguồn nước cấp vào ao. Vận dụng:
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi: - Thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Các dụng cụ (lưới, vợt..) cần được khử khuẩn và sử dụng đúng cách. - Chọn và chăm sóc con giống tốt, khỏe để đời sau khỏe mạnh - Cách li các thủy sản mang mầm bệnh - Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao; sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.
|