Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất.

a)             Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất.

Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.

Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá tri thị trường) của từng loại hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm xuống.

Như đã biết, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân...) khác nhau, cho nên hàng hóa có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường.

Theo C.Mác, “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này”.

b)             Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.

Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.

Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điêu kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.

Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100% tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau Ví dụ:

Ngành sản xuất

Chí phí

sản xuất

m’

(%)

 

Khối lượng

(m)

p’

(%)

Cơ khí

80 c + 20 v

100

20

20

Dệt

70 c + 30 v

100

30

30

Da

60 c + 40 v

100

40

40

Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo" hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản ở ngành có tỷ suất, lợi nhuận thấp không thể bằng lòng, đứng yên trong khi những ngành khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Trong ví dụ trên, ngành da là ngành cỏ cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận lại là cao nhất, ngược lại, ngành cơ khí, ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản cao nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp nhất. Vì vậy, tư bản ở ngành cơ khí, ngành dệt sẽ tự phát di chuyển sang ngành da, làm cho sản phảm của ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đo giá cả hàng hóa ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất lợi nhuận ngành này giảm xuống. Ngược lại, ngành cơ khí là ngành mà cả xã hội đều muốn né tránh vì tỷ suất lợi nhuận thấp nhất nên sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi (cung thấp hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung (hàng hóa) lớn hơn cầu (hàng hóa) thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu (hàng hóa) lớn hơn cung ( hàng hóa) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản ch nghĩa, ký hiệu là \(\overline {p'} \)

\(\overline {p'}  = \dfrac{{\sum m }}{{\sum {\left( {c + v} \right)} }} \times 100\left( \%  \right)\)

Theo ví dụ trên thì:

\(\overline {p'}  = \dfrac{{90}}{{300}} \times 100\left( \%  \right) = 30\% \)

C.Mác cho rằng: Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng cho thành tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau.

Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sàn xuất khác nhau đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và do đó, nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.

Vậy, lợi nhuận bình quân là so lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu rư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào, ký hiệu là \(\overline {p} \)

\(\overline p  = \overline {p'}  \times k\)

Theo ví dụ trên thì lợi nhuận bình quân của cả ba ngành đều tính được như sau:

\(\overline p  = 30\%  \times 100 = 30\)

Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư cũng biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.

Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân \(\overline {p'} \)và lợi nhuận bình quân \(\overline {p} \)

góp phần vào điều tiết nền kinh tế, chứ không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.

c)  Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất

Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.

Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

Giá cả sản xuất = \(k + \overline p \)

Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển đổi thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển: sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất; quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.

Trong sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa. Giờ đây, giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành, giá cả sản xuất và giá trịhàng hóa có thế không bằng nhau, nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.

Quá trình hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có thể tóm tắt ở bảng sau đây:

Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

HocTot.Nam.Name.Vn

close