Cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và nhà nước

Dân chủ và nhà nước gắn bó mật thiết với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nướe không phải bao giờ cùng song hành với nhau.

Câu hỏi. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và nhà nước?

Trả lời:

Dân chủ và nhà nước gắn bó mật thiết với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nướe không phải bao giờ cùng song hành với nhau.

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nước.

Tư tưởng dân chủ và nhà nước của Hồ Chí Minh bắt nguồn sâu xa từ nguyện vọng hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Sống dưới chế độ chuyên chế phong kiến hàng ngàn năm không có một chút quyền tự do dân chủ nào, người Việt Nam muốn sống độc lập, tự do, thoát khỏi sự ràng buộc của các thế lực độc tài, chuyên chế. Tuy nhiên về mặt tổ chức nhà nước phong kiến bước đầu đem lại cho Hồ Chí Minh những hiểu biết nhất định.

Dấu ấn của triết lý nhân văn phương Đông trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là hết sức sâu đậm nó đem lại cho tư tưởng này một ý nghĩa nhân đạo cao cả, đẹp đẽ, một sức hấp dẫn đặc sắc. Nói đến phương Đông là nói tới chữ “nhân” của Khổng giáo, nói tới “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn” của Phật giáo. Đây là những dấu ấn trong triết lý phương Đông đã in đậm trong tư duy Hồ Chí Minh.

Từ giã phương Đông, Hồ Chí Minh đến với Phương Tây Thực chất Hồ Chí Minh đã biết tới phương Tây từ trên ghế nhà trường Pháp - Việt khi còn học tiểu học ở Vinh hay Quốc học Huế. Nhưng ba mươi năm đi nước ngoài. Hồ Chí Minh có dịp tiếp xúc với văn hóa phương Tây và đã tiếp thu được thêm tinh hoa, lý tưởng dân chủ và nhân văn của thế giới, để làm phong phú và phát triển thêm tư tưởng dân chủ của mình. Nếu ở Việt Nam, những khái niệm về Tự do, Bình đẳng Bác ái mới dừng lại ở khấu hiệu, thì khi sang Pháp và các nước phương Tây, Hồ Chí Minh đã cảm nhận được "người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Việt Nam”. Hồ Chí Minh đã tiếp thu được tư tưởng dân chủ và phong cách dân chủ ngay trên đất Pháp. Hồ Chí Minh đã biết tới cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789. Đây là những cuộc cách mạng tư sản đã thành công nhưng không đến nơi, không triệt để.

 

Sau những cuộc khảo sát dài ngày, cuối cùng Hồ Chí Minh đã đến với Cách mạng Tháng Mười, với chủ nghĩa Lênin. Cách mạng Tháng Mười thành công triệt để và dân chủ mácxít “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” là cơ sở quan trọng nhất tạo ra cuộc cách mạng thật sự trong quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ.

Tuy nhiên, quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh nhằm tìm đường, dẫn đường và cuối cùng thực hiện giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp giải phóng con người đã đem lại cho Hồ Chí Minh một nội dung phong phú về dân chủ và nhà nước.

Quá trình phát triển tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa và về nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân không phải được hình thành ngay một lúc mà phải trải qua một quá trình gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Từ những năm 20 thế kỷ XX, chứng kiến kiểu dân chủ và nhà nước chỉ dành cho một bọn ít người từ thành quả các cuộc cách mạng tư sản. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “quyền giao cho dân chúng số nhiều". Điều này hoàn toàn phù hợp với Chính quyền Xôviết. Có thể lúc đó Hồ Chí Minh đã nghĩ tới số nhiều một cách cụ thể, nhưng trong bối cảnh lúc đó Người chỉ nói một cách chung nhất.

Ngay khi Đảng ta vừa ra đời, Hồ Chí Minh đã trình bày trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng: về phương diện xã hội thì dân chúng được tự do tổ chức: nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa, về phương diện chính trị Người khẳng định “dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông”. Như vậy so với những năm 20 thế kỷ XX tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về nhà nước và dân chủ đã có bước phát triển, không dừng lại số nhiều chung chung mà nói rõ là công nông binh. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đây là tư duy theo kiểu Chính quyền Xôviết công nông năm 1917. Không phải Hồ Chí Minh không hiểu chính quyền ở Việt Nam không thể là công nông binh, vì từ năm 1924 Người đã phát biểu về sự khác biệt giữa châu Âu và phương Đông. Nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh không thể trình bày tư duy kiểu khác.

Nhận thức trên càng rõ hơn khi Hồ Chí Minh về nước, cùng Đảng ta trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa I) tháng 5-1941. Hội nghị do Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì đã khẳng định: Không nên nói công nông liên hiệp và lập Chính quyền xôviết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa. Theo Nghị quyết Trung ương lần thứ tám. Mặt trận Việt Minh được thành lập. Chương trình Việt Minh khẳng định: Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp - Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do Quốc dân đại hội cử ra. Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc (10-1944), Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta trước phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”[1].

Đại hội quốc dân Tân Trào (8-1945) với sự có mặt của 60 đại biểu Bắc, Trung, Nam. Việt kiều, đảng phái chính trị, đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, các tôn giáo... tiêu biểu cho đồng bào Việt Nam được xem như tiền Quốc hội. Đại hội đã quyết định thành lập uỷ ban dân tộc giải phóng, tức Chính phủ lâm thời được xem như tiền Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội thông qua 10 điểm được xem như tiền Hiến pháp.

Đây là những nội dung có tính nền tảng, để khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh có một quan niệm hoàn chỉnh về dân chủ và nhà nước dân chủ, như sau này Người nói: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra"1.

 

 

  • Công thức chung của tư bản? (CH65)

    - Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.

  • Địa tô chênh lệch là gì? Có mấy hình thức địa tô chênh lệch?

    • Địa tô chênh lệch + Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ mầu mỡ của đất dai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất dược đầu tư để thâm canh).

  • Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản? (CH66)

    Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản. Tuy nhiên trong lưu thông, dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

  • Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản

    a) Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp\r\n- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản\r\nTrong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ (T).

  • Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

    Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất.

close