Lí thuyết quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - SGK Lịch sử 7 Chân trời sáng tạoLí thuyết quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... BÀI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU 1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. - Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại bị suy yếu. - Người Giéc man xâm lược la Mã, chiếm đất đai, phế truất hoàng đế la Mã. - Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ. - Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. - Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành với hai giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô. - Các tầng lớp trong xã hội: quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ, nô lệ. - Đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu cơ bản hình thành. 2. Lãnh địa phong kiến và xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu. - Lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính-kinh tế biệt lập, khép kín. Lãnh chúa có quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. - Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. - Vùng đất đai ngoài lâu đài là đất canh tác nông nghiệp và nhà nhà ở của nông nô. - Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp. Trừ muối và sắt được mua ở bên ngoài. - Lãnh chúa không phải lao động, họ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và nhiều thứ thuế. - Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải trả tô rất nặng. => Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô. 3. Thành thị Tây Âu trung đại. - Thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp phát triển, một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa. - Họ tập trung nơi có đông người qua lại để bán hàng và lập xưởng sản xuất. Các thị trấn nhỏ xuất hiện, dần trở thành thành thị trung đại. - Cư dân chủ yếu ở thành thị: thương nhân và thợ thủ công. Vai trò của thành thị trung đại: - Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. - Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người. (nhiều trường đại học, trung tâm kinh tế-văn hóa được hình thành) - Thúc đẩy sự sụp đổ chế độ phong kiến phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. 4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo. Thời gian ra đời: Từ thế kỉ I TCN Địa điểm: Pa-le-xtin Ban đầu Thiên chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức. Đến thế kỉ IV, Thiên chúa giáo được hoàng đế La Mã công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội. Đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo là Giáo hoàng. Hầu hết người Tây Âu là giáo dân. Nhà thờ là trung tâm sinh hoạt văn hóa và là nơi diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống của họ. |